Grab muốn trở thành siêu ứng dụng tại khu vực Đông Nam Á

Không chỉ dừng lại ở những tiện ích như gọi xe, ví điện tử, giao hàng nhanh, giao thức ăn, Grab vừa tuyên bố tham vọng biến nền tảng của mình thành siêu ứng dụng tại khu vực Đông Nam Á.

Grab nhắm vào việc mở rộng vào lĩnh vực chi tiêu hộ gia đình, thông qua việc làm đối tác của HappyFresh, ứng dụng cung cấp hàng giao hàng tạp hóa.

Dịch vụ GrabFresh dựa trên nền tảng cung ứng theo nhu cầu (on-demand) thông qua nhà cung cấp giao hàng tạp hóa HappyFresh. Khách hàng có thể mua các sản phẩm tươi sống, đông lạnh trên ứng dụng và giao hàng trong vòng một giờ đồng hồ hoặc theo lịch hẹn.

HappyFresh là ứng dụng trên smarphone cho phép người dùng đặt hàng tại các hệ thống bán lẻ như Lotte, Carefour, kết hợp thanh toán và giao hàng. Ứng dụng này đã kết nối với 50 siêu thị và 100 nghìn sản phẩm tại Thái Lan, Indonesia, và Malaysia.

Dịch vụ GrabFresh đang được thử nghiệm tại Jakarta, Indonesia và sẽ có mặt tại hai quốc gia còn lại vào cuối năm 2018, đồng thời mở rộng sang các nước trong thời gian sau đó.

Ngoài việc thêm vào hệ sinh thái của mình dịch vụ thương mại điện tử GrabFresh, Grab tuyên bố hợp tác với Yahoo để xây dựng nội dung số. Grab sẽ ra mắt trang tin tức tại Singapore, Malaysia và Phillipines trong tháng này.

Các sản phẩm mà Grab sắp ra mắt thể hiện tham vọng khiến cho khách hàng sử dụng dịch vụ của họ vào mọi lúc mọi nơi trong ngày.

Theo công bố của Grab, tính tới 7.7.2018 ứng dụng này đã cung cấp hai tỉ chuyến đi, 100 triệu lượt cài đặt ứng dụng và 7,1 triệu tài xế. Grab cho biết, công ty này đã đạt mốc một tỉ chuyến đi sau 5,4 năm, bốn tháng thành lập. Chín chín tháng sau đó, công ty đạt được 1 triệu chuyến còn lại. Công ty này cũng dự tính đến cuối năm 2018 sẽ đạt doanh số một tỉ đô la Mỹ.

Grab hiện đang hoạt động tại 186 thành phố của tám nước trong khu vực Đông Nam Á. Thương vụ sáp nhập giữa Uber và Grab từng bị Việt Nam và gần đây nhất là Singapore đưa ra cáo buộc có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.