Hà Nội những buổi chiều trước đó và sau đó, lúc nào cũng chật hẹp và khiến người ta cảm thấy ngột thở khiến tớ nhớ âm thanh vang vọng tự do của Mù Cang Chải mùa nước đổ. Sau những ngày dài nghỉ việc và đi theo một hướng đi vô định khác, tớ như kẻ mộng du với thật nhiều những vết chai sạn, luôn cảm thấy trong mình có một khoảng trống rỗng không thể lấp đầy, để rồi nhìn lại một quãng dài của tuổi trẻ, sau những vụng về va vấp…, cuối cùng tớ vẫn không tìm ra hạnh phúc.Tớ buồn theo một kiểu an nhiên hơn trước, và chấp nhận được thực tại của nỗi buồn này, bởi nó là những thứ có thể sẽ đi theo tớ mãi suốt đời, những thứ mà còn xa lắm cũng có thể là chẳng bao giờ tớ thay đổi được. Dẹp đống deadline và những hỗn độn trong tâm trí, tớ, vào một sáng thứ hai đầu tuần rời Hà Nội để tìm đến lang thang về phía Bắc, nơi có Mù Cang Chải mùa nước đổ.Đèo Khau Phạ – Một trong tứ đại đỉnh đèo phía Bắc.Tháng 6 có mùa hè và những cơn giông, cũng là mùa của những ngày xanh rực rỡ, của bầu không khí nóng rát và cũng thật trong trẻo sau cơn mưa, là mùa của những hoàng hôn rực rỡ, của cầu vồng và ánh bình mình phía sau dãy núi phủ mây.Khói bốc lên sau ngọn đồi.Sáng thứ hai, ngược dòng người hối hả, tớ rời thành phố thẳng hướng Quốc lộ 32. Ngày mới bắt đầu là nắng, cùng cảm giác hơi ục ịch của tuổi già, cũng khá lâu rồi tớ mới lại chạy xe máy một quãng đường xa như thế, dự định ngày hôm nay sẽ là Hà Nội – QL32 – Thanh Sơn, Thu Cúc (Phú Thọ) – Nghĩa Lộ, Tú Lệ (Yên Bái) – ngắm hoàng hôn trên đèo Khau Phạ và dừng nghỉ ở thị trấn Mù Cang Chải (khoảng 300 km).Mây núi trùng trùng……khiến lòng mình thêm vững tâm.Con đường để đến với Mù Cang Chải mùa nước đổ trông xa xôi và miên man quá. Dẫu thế tớ vẫn thầm nghĩ trong đầu: “Hẳn nhẹ nhàng hơn nhiều so với 500 km từ Hà Nội tới Điện Biên cái hồi mình còn trẻ.”4 giờ chiều tớ chạy tới đỉnh đèo Khau Phạ – huyện Mù Cang Chải, sau quãng đường dài trước đó chạy qua con đường vắt ngang giữa hai bên là đồi chè xanh mướt đoạn Tân Sơn, Phú Thọ. Mù Cang Chải mù nước đổ cũng tức là mùa mưa. Tớ đã phải chạy dưới cơn mưa đoạn Thu Cúc, Văn Chân nhưng bù lại được nhìn ngắm những đồng lúa vàng đang thu hoạch ở Nghĩa Lộ.Đi giữa những trập trùng mây núi.Hầu hết những vùng trồng lúa ở nước ta sẽ có 2 vụ lúa: vụ chiêm từ khoảng tháng 3 tới tháng 6 là thu hoạch, vụ mùa từ tháng 6 tới tháng 9 là thu hoạch. Duy một số vùng trồng lúa ruộng bậc thang sẽ chỉ có một vụ lúa do địa hình cao dốc, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Như ở Mù Cang Chải mùa nước đổ, lúa bắt đầu được gieo trồng khi có đủ lượng nước mưa để đổ ải, cày bừa.Không gian phủ ngập một màu trắng rất thơ.Quá trình trữ nước đổ ải từ những cơn mưa kéo dài từ tháng 3 tới tháng 5, gieo trồng từ tháng 5-6, chăm bón cho tới ngày thu hoạch). Mù Cang Chải mùa nước đổ cũng không ngoại lệ.Khau Phạ trong tiếng Mông nghĩa là Sừng Trời – chiếc sừng vươn lên tới trời xanh, để nói lên vẻ hung vĩ và hiểm trở của con đèo dài chừng hơn 20 km này. Đứng trên đỉnh đèo, cảm giác đất và trời chưa bao giờ gần đến thế, từ đây nhìn xuống thung lung Cao Phạ là những mảng màu xanh, xám giống như bức sơn dầu loang màu khổng lồ giữa thiên nhiên núi đồi.Từng tia nắng rọi xuống khắp bản làng.Những ô ruộng loang loáng dưới ánh nắng mặt trời, màu trắng bạc của nước mới đổ, màu vàng của mặt ruộng mới bừa xong, màu nâu của đất mới cày ải, và màu xanh của những thửa ruộng cấy sớm. Mù Cang Chải mùa nước đổ trông thật đẹp biết bao nhiêu…Suốt dọc đường đèo hướng về thị trấn Mù Cang Chải là miên man những thửa ruộng bậc thang trải dài tới đỉnh núi, hòa trong gam màu xanh lạnh của núi rừng dưới ánh chiều tà. Đêm xứ Mù tinh khiết đưa tớ vào giấc ngủ không mộng mị để chuẩn bị cho ngày mai với những khám phá mới.Nét đẹp của người dân vùng cao.
Thế giới ngọt ngào của bảo tàng nghệ thuật chocolate – The Art of Chocolate museum 11-10-2018, 09:10