Múa rối nước Hà Nội không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam, thậm chí trò chơi này còn được rất nhiều du khách quốc tế biết đến. Thế nhưng những màn múa rối ở các sân khấu lớn tại thủ đô chưa đủ để nói lên bề dày truyền thống hàng trăm năm của nghề này. Tôi đã có dịp về làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), nơi được coi là đất tổ của nghề rối nước, để tìm hiểu xem ở đây những nghệ nhân đã tạo ra và trình diễn những con rối như thế nào.Nằm dưới bờ đê sông Cà Lồ, làng Đào Thục lọt thỏm giữa những cánh đồng Bắc Bộ ngút ngát tầm mắt. Con đường làng lát bê tông phẳng mịn lộng gió ngày tôi đến, tất cả đều bình dị và yên ả. Ngay đầu làng có một ngôi chùa và cạnh đó là thủy đình – sân khấu của những tiết mục múa rối. Thủy đình là một ngôi nhà nổi trên mặt ao, có thiết kế mái cong hình rồng, lát ngói, đậm chất dân gian. Trước mặt thủy đình là màn che, phía sau đó là nơi mà các nghệ nhân sẽ đứng điều khiển các con rối.Những thửa ruộng đang vào thì con gái.Đường vào làng.Thủy đình.May mắn cho tôi là đúng ngày hôm đó làng sẽ tổ chức biểu diễn cho một tour khách nước ngoài. Trong thời gian chờ đợi, tôi quyết định hỏi thăm và ghé qua nhà của nghệ nhân duy nhất còn sản xuất con rối phục vụ cho những màn múa rối nước Hà Nội ở làng Đào Thục, chú Nguyễn Văn Phi.Chú Phi có một xưởng làm đồ gỗ ngay trong khuôn viên nhà và không khó để tôi nhìn thấy những dụng cụ, máy móc làm gỗ, những nhân vật múa rối đang trong quá trình chế tác hoặc sửa chữa. Những khuôn mặt tuy vô tri vô giác nhưng lại toát lên thần thái nhờ cách vẽ màu và đắp lên những bộ trang phục truyền thống.Xưởng gỗ nhà chú Phi.Đạo cụ trình diễn.Những con rối đang trong quá trình “đẽo gọt”.Chú Phi là người duy nhất trong làng còn làm con rối và cũng là người chịu trách nhiệm sản xuất, sửa chữa những con rối hỏng cho làng, chuẩn bị về hậu cầu cho những chuyến lưu diễn của làng. Kể về nghề, chú Phi không khỏi ngậm ngùi bởi công việc này đòi hỏi đam mê lớn nhưng lại không làm ra nhiều lợi nhuận, nên khó nghề múa rối nước Hà Nội thu hút được những người trẻ.Gỗ để làm con rối là loại gỗ sung, sau khi được đụng đẽo ra hình thì sơn là công đoạn tốn thời gian và công sức nhất. Trung bình để làm ra thành phẩm mất chừng hơn một tuần. Theo chú Phi, những con rối càng cũ, càng được diễn nhiều, thì càng được giá khi bán, đặc biệt là bán làm tặng phẩm cho người nước ngoài.Những con rối ở xưởng nhà chú Phi.Chia tay chú Phi để ra khu thủy đình, tôi thấy những nghệ nhân đang tất bật chuẩn bị cho buổi diễn, xếp bàn tiếp đón và ghế cho khách. Buổi diễn bắt đầu bằng những tích trò được kể lại bằng các con rối, từ đánh bắt cá, múa rồng, ngày hội cấy, hay những vở diễn mang tính chất mua vui, gây cười. Mỗi vở chỉ kéo dài khoảng 2-3 phút.Một nghệ nhân đang chuẩn bị cho buổi diễn.Lũ trẻ cũng đang háo hức chờ buổi diễn.Sau khi trò chuyện và ngỏ lời với người phụ trách, tôi được vào hẳn khu hậu cần, trực tiếp xem các nghệ nhân điều khiển con rối khi đan trầm mình dưới nước. Đó thực sự là những hình ảnh nhiều cảm xúc. Những con rối được xếp la liệt dưới sàn, sẵn sàng “ra sân” khi cần, ngoài 7 nghệ nhân chơi chính còn có vài người chỉnh âm thanh hay điều phối con rối.Những người nghệ nhân không bao giờ lộ mặt đang trầm mình dưới nước để mang lại những tiết mục thật đặc sắc.Người chỉnh loa đài.Nhớ lại lời chú Phi nói và chứng kiến cách điều khiển con rối của các nghệ nhân, tôi mới thực sự thấm nhận định: ai cũng có thể chơi được rối, nhưng để trở thành nghệ nhân là điều không hề dễ. Cũng là một con rồng nhưng người thì chơi mang cảm giác cứng và khô, nhưng người lại thể hiện vô cùng uyển chuyển. Các nghệ nhân ngâm mình dưới nước ngang đến thắt lưng, tay liên tục chuyển động, miệng cũng liên tục nhắc nhau, phối hợp người này người kia. Không khí như một ngày hội nhỏ, những tiếng đập nước của con rối, tiếng những những cây sào va vào nhau không ngớt.Một màn múa rối nước Hà Nội truyền thống ngắn ngủi chỉ 2-3 phút là sự phối hợp nhịp nhàng của cả đội.Tiết mục hát đồng ca.Tiết mục rồng phun lửa.
Review tất tần tật về serum chống nắng – bạn đã biết chưa? 27-07-2020, 11:45