Mỗi vị trí mụn trên mặt khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau. (Nguồn: Internet)
Làn da của bạn đang trong tình trạng mụn và dù có chăm sóc thế nào thì vẫn không có dấu hiệu giảm bớt. Vậy liệu bạn đã biết cách làm sạch da mặt và dưỡng đúng cách hay chưa? Bởi vì mỗi vị trí mụn trên mặt khác nhau sẽ có những cách điều trị khác nhau đấy nhé. Cùng theo dõi bài viết sau của Đẹp365 để biết thêm về vấn đề này!
Mụn trứng cá là kết quả của tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc với một lượng dầu, bụi bẩn và da chết tồn đọng quá mức. Nhưng cũng có rất nhiều yếu tố môi trường hay hành vi thói quen của bạn thường ngày dẫn đến những vị trí mụn trên khuôn mặt đấy.
1. Mụn ở trán
Lời khuyên điều trị mụn ở trán tại nhà (Nguồn: Internet)Những nốt mụn ở trán thường xuất hiện với các bạn có làn da dầu hay kiểu tóc mái quá dày cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Phần tóc mái sẽ khiến bụi bẩn, mồ hôi hay lượng dầu tiếp xúc với làn da dễ dàng và liên tục dẫn đến tình trạng mụn ngày càng tồi tệ hơn. Nên đối với nguyên nhân này bạn chỉ cần vén tóc mái và sử dụng các sản phẩm kiềm dầu cho da mặt là sẽ ổn.
Mặc khác bạn có biết đến loại mụn nấm men hay không? Đây cũng là một loại mụn thường xuyên xuất hiện trên trán. Nguyên nhân là do nấm men rơi ra từ da đầu và mắc kẹt lại ở lỗ chân lông nơi mồ hôi và dầu thừa tích tụ ở đó.
Để trị mụn ở trán tại nhà dứt điểm cần hạn chế sử dụng các sản phẩm tóc dành cho tóc như sáp thơm hoặc kem xịt tạo kiểu, và giữ cho nón của bạn luôn sạch sẽ nhé.
- Cảnh báo sức khỏe: Vùng trán nổi mụn cho thấy bạn đang có vấn đề về tiêu hóa, nóng trong người cũng như quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc tích tụ các độc tố, sinh ra mụn. Nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, căng thẳng quá độ.
- Lời khuyên: Để trị mụn ở trán tại nhà, bạn nên hình thành lối sống lành mạnh, cũng như ăn uống đủ chất. Cách trị mụn ở trán tại nhà đơn giản nhất là dùng: 12g tâm hạt sen, 12g táo nhân hãm trong nước sôi, uống hàng ngày thay nước trà, giúp cho cơ thể mát hơn.
2. Mụn ở mũi
Mụn ở mũi (Nguồn: Internet)Bạn có biết tuyến bã nhờn ở quanh mũi nhiều hơn ở các khu vực khác trên khuôn mặt hay không. Và làn da nhờn chính là nguyên nhân gây ra các vùng mụn đầu đen.
Và bí quyết đơn giản để điều trị mụn đầu đen ở mũi là bạn nên “kiềm chế” việc nặn mụn của mình. Bạn càng tác động tới lỗ chân lông trên mũi thì khả năng giãn nở và tích tụ nhiều dầu, da chết và bụi bẩn càng nhiều hơn. Việc tốt nhất bạn nên làm là sử dụng tẩy da chết hoá học để loại bỏ một cách nhẹ nhàng và dần dần để lỗ chân lông thông thoáng hơn. Nếu như đã thực hiện mà làn da không cải thiện, bạn hãy thử dùng tinh chất retinoid xem nhé.
- Cảnh báo sức khỏe: Mụn mọc ở mũi là biểu hiện của nội tạng hoặc dạ dày quá nóng, hệ tiêu hóa làm việc không tốt nên không thể đẩy nhanh các chất thải ra ngoài. Ngoài ra, hai bên cánh mũi nổi mụn cũng liên quan đến buồng trứng và hệ sinh sản.
- Lời khuyên: Hãy nạp nhiều các loại rau củ và trái cây tươi, đồng thời tránh ăn những đồ chiên xào, cay nóng để hạn chế nổi mụn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng 12g hoa cúc, 12g kim ngân hoa hãm nước uống sẽ làm tiêu tan khí nóng trong người.
3. Mụn ở hai bên má
Mụn ở hai bên má (Nguồn: Internet)Mụn trứng cá ở hai bên má của bạn thường xuất hiện do di truyền hoặc đơn giản là nơi làn da của bạn có xu hướng phát triển mụn trứng cá mà thôi. Bên cạnh đó thói quen hằng ngày của bạn cũng tác động một phần đến tình trạng mụn ở khu vực này. Điển hình như việc sử dụng điện thoại không được vệ sinh, chăn ga gối của bạn không được thay mới liên tục hay thậm chí là việc bạn hay chạm sờ tay lên mặt.
Giải pháp cho vấn đề này tương đối đơn giản hơn những vị trí mụn trên mặt khác là giữ cho tất cả những vật dụng này sạch sẽ và tránh chạm vào mặt bạn nhiều nhất có thể trong ngày. Điều này sẽ làm giảm lượng vi khuẩn và dầu được đưa vào bên trong da mặt.
Một điều khác cần ghi nhớ là bệnh eczema cũng có thể gây ra các mụn nhỏ đỏ và thấy giống như mụn trứng cá thường xuất hiện trên má. Vì vậy, nếu bạn đã cố gắng khắc phục mụn trứng cá ở hai bên má mà không thành công hãy “ghé thăm” bác sĩ da liễu để biết rõ tình trạng của mình nhé.
- Cảnh báo sức khỏe: Các bệnh liên quan về hô hấp như bệnh về phổi, phế quản sẽ biểu hiện bằng việc nổi mụn ở má và phần trên của má, dị ứng cũng có thể nằm trong số này. Ngoài ra, mụn ở vùng má và gò má còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan, mật không ổn định. Mật tiết không đủ dịch để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hoặc mật bị kết sỏi.
- Lời khuyên: Để khắc phục tình trạng này, hãy loại bỏ những đồ ăn khiến cơ thể khó tiêu hóa và gây trướng bụng như khoai, sắn, nước uống có ga… Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.
4. Mụn ở dưới cằm
Mụn ở dưới cằm (Nguồn: Internet)Những nốt mụn đáng sợ và gây mất thẩm mỹ nhất chính là ở vùng quanh miệng, cằm hay xương hàm của bạn đúng không. Nguyên nhân gây ra mụn ở vùng này thường do những thay đổi đột ngột trong cơ thể và biến động mức độ hormone. Cho nên các bác sĩ thường sẽ cho bạn sử dụng các viên thuốc tránh thai kết hợp với các cách chăm sóc thông thường để điều trị. Một thành phần nội tiết tố trong mụn trứng cá sẽ được kiểm soát nhờ thành phần có trong loại thuốc này.
Mặt khác việc giữ gìn vệ sinh với các vật dụng tiếp xúc hằng ngày và thói quen không chạm tay lên mặt cũng sẽ là cách giúp giảm mụn ở khu vực cằm.
- Cảnh báo sức khỏe: Khi cằm xuất hiện những nốt mụn khô cứng và to thì đây là biểu hiện cho hệ sinh sản đang có một số vấn đề. Nhưng nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng trước hoặc sau các kỳ kinh nguyệt thì là do việc thay đổi nội tiết tố hoặc các hormone sinh dục tăng cao.
- Lời khuyên: Ngoài việc bổ sung chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ, thời gian tập luyện trong ngày cũng như chăm sóc giấc ngủ của bản thân. Bạn nên tập thói quen vệ sinh da mặt hàng ngày để da của bạn luôn trong tình trạng sạch. Có thể dùng sữa rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên tốt cho da và không gây kích ứng da.
Cách chăm sóc da mụn cơ bản
Cho dù là loại mụn xuất hiện ở vùng nào trên mặt thì cũng sẽ phải áp dụng các cách làm sạch da mặt cơ bản sau đây:
Thường xuyên làm sạch, giữ ẩm và bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời sẽ giúp khuôn mặt bạn khỏe mạnh và không bị mụn. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã sử dụng các sản phẩm phù hợp với loại da của bạn. Nếu bạn có làn da dầu, hãy lựa chọn những sản phẩm không gây dị ứng, nghĩa là sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông. Và một dòng sữa rửa mặt dành cho da mụn mà Đẹp365 gợi ý cho bạn chính là Sữa rửa mặt Pond’s Đất sét khoáng Sạch sâu & Sáng mịn.
Sữa rửa mặt Pond’s Đất sét khoáng Sạch sâu & Sáng mịn (Nguồn: Pond’s)Sản phẩm với thành phần chiết xuất 100% từ đất sét khoáng tại Morocco và hệ dưỡng chất vitamin B3+. Khi bạn sử dụng đều đặn sản phẩm này mỗi ngày, làn da sẽ luôn được rửa sạch khỏi những bụi bẩn, bã nhờn đến từng “ngóc ngách” sâu bên trong lỗ chân lông. Mụn trắng không đầu sẽ không còn “chốn dung thân” trên da bạn. Hơn thế nữa, các sắc tố da cũng được cải thiện và làn da trắng hồng, sáng mịn dần lên mỗi ngày. Có 3 dòng sản phẩm để bạn lựa chọn thích hợp cho da của mình:
- Sữa rửa mặt Pond’s Đất sét khoáng Sạch sâu và Kiềm dầu (màu xanh).
- Sữa rửa mặt Pond’s Đất sét khoáng Sạch sâu & Sáng mịn (màu hồng).
- Sữa rửa mặt Pond’s Đất sét khoáng Sạch sâu & Detox (màu đen).
Bên cạnh đó bạn hãy tẩy tế bào chết thường xuyên nhưng chọn sản phẩm dịu nhẹ. Bạn nên tẩy tế bào chết 1-3 lần/tuần là đủ để giữ cho da không bị tích tụ các da chết, dầu và lượng trang điểm dư thừa hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Đặc biệt đối với làn da mụn, bạn nên chọn tẩy da chết hoá học. Và nếu cảm thấy da đang khô hãy giảm số lần tẩy da chết trong tuần xuống mức phù hợp với bản thân nhé.
Hãy cùng Đẹp365 chăm sóc da mỗi ngày thôi nào! Tưởng khó nhưng hoá dễ khi bạn hiểu rõ từng vùng da, từng loại mụn và vị trí mụn trên mặt đấy. Cùng thử các cách mà tụi mình đã gợi ý trên nhé!
The post Mỗi vị trí mụn khác nhau là một câu chuyện khác nhau đấy nhé! appeared first on Đẹp365.