Làm sạch sai cách cũng có thể khiến da bạn tổn thương?

Chúng ta luôn tìm hiểu những cách sử dụng huyết thanh, kem dưỡng ẩm sao cho hiệu quả. Tuy nhiên đối với bước làm sạch có phải bạn đang hơi qua loa, chiếu lệ? So với các bước dưỡng, làm sạch da là bước quan trọng giúp da thông thoáng và dễ hấp thụ dưỡng chất. Làm sạch sai cách sẽ âm thầm gây hại cho làn da, bạn tốt nhất đừng để điều đó diễn ra.

Dùng sai sữa rửa mặt

Mục đích của việc rửa mặt là để loại bỏ lớp trang điểm, mồ hôi và bụi bẩn. Bạn nên làm sạch da 2 lần trong ngày. Bạn có đang sử dụng một loại sữa rửa mặt với công thức tẩy rửa quá mạnh? Nếu có hãy cẩn thận. Loại sữa rửa mặt này thể khiến da bị tổn thương, trầy xước hoặc bị khô căng.

Đồng thời bạn nên tránh 99,9% tất cả các sữa rửa mặt dạng gel vì chúng có thể làm khô da nếu bạn sử dụng nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, những loại có chứa thành phần như axit salicylic và bất kỳ phiên bản natri lauryl sulfate nào cũng ảnh hưởng xấu đến tấm màng bảo vệ da. Thay vào đó, bạn lựa chọn loại có kết cấu giống kem dưỡng hoặc dạng sữa. Một loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng sẽ giữ lại và bổ sung độ ẩm cho làn da.

Không rửa sạch sữa rửa mặt

Làm sạch sai cách cũng có thể khiến da bạn tổn thương?

Những buổi sáng bận rộn khiến bạn dễ vô tình để sót lại lượng sữa rửa mặt trên da. Các sản phẩm này dù không độc hại nhưng có một lượng chất tẩy rửa nhất định. Khi một chất tẩy rửa nằm trên da lâu hơn dự định có thể gây kích ứng cho da. Hãy chắc chắn bạn dành thời gian và đủ lượng nước để rửa trôi sữa rửa mặt.

Không tẩy trang

Nếu chỉ sử dụng sữa rửa mặt thì bạn đang làm sạch sai cách. Sữa rửa mặt chỉ lấy đi các bụi bẩn trên bề mặt da. Còn đối với bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông, bạn cần một sản phẩm làm sạch chuyên sâu hơn. Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên làm sạch da với hai bước là tẩy trang và rửa mặt. Như vậy làn da của bạn sẽ được “thở” và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất. Không cần quá cầu kỳ, bạn nên sử dụng thêm dầu hoặc nước tẩy trang trước khi rửa mặt.

Rửa mặt bằng nước nóng

Chúng ta thường nghĩ rằng nước nóng giúp loại bỏ lớp trang điểm hạn chế dầu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những chức năng này đến từ các sản phẩm làm sạch chứ không phải nhiệt độ nước. Nước nóng không tốt cho làn da của bạn. Nhiệt độ cao làm hỏng hàng rào độ ẩm tự nhiên và có thể dẫn đến vỡ mao mạch. Bạn nên sử dụng nước mát để kích thích lưu thông máu khi rửa mặt.

Quên làm sạch bàn tay

Bàn tay sẽ tiếp xúc với số lượng lớn vi khuẩn khi chúng ta di chuyển trong ngày. Rửa tay trước khi rửa mặt, bạn sẽ đảm bảo không đưa vi khuẩn lên khắp mặt khi làm sạch. Tương tự đối với các loại máy rửa mặt hoặc khăn lau mặt của bạn. Hãy thay khăn lau mặt thường xuyên và đảm bảo máy rửa mặt luôn sạch sẽ.

cô gái đang dùng máy rửa mặt làm sạch sai cáchLàm sạch đầu cọ máy rửa mặt thường đảm bảo da mặt bạn không bị rửa bởi vi khuẩn. Ảnh: Pexels.

Bỏ bê vùng da cổ

Cũng giống như da mặt, da ở vùng cổ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, ô nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta thường quên không làm sạch vùng da cổ. Khu vực này cần được chú ý và chăm sóc để đảm bảo da cổ không bị lão hóa nhanh hơn phần còn lại của cơ thể. Vùng da này khá mong manh nên thao tác của bạn cũng nên nhẹ nhàng như khi rửa mặt.

Chất liệu khăn mặt khô ráp

Thói quen dùng khăn lau sau khi rửa mặt hạn chế được chất ẩm của da bốc hơi cùng với nước. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo là chiếc khăn bông phải mềm, có độ bông xốp, sạch, được giặt thường xuyên. Sử dụng khăn có chất liệu thô cứng có thể ảnh hưởng đến bề mặt da của bạn. Bạn nên tránh sử dụng khăn tắm để lau mặt vì chiếc khăn này có thể chứa cặn và vi khuẩn. Ngoài ra, khi lau, bạn chỉ nên chấm lên mặt cho khô, không nên chà xát quá mạnh. Nếu có thể, bạn nên dùng bông tẩy trang để lau khô mặt.

Không dưỡng da

Ngay khi bạn làm sạch da xong, bạn cần bổ sung dưỡng chất cho da. Điều này nên được thực hiện khi da vẫn còn hơi ẩm. Như vậy giúp các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn. Một khi da đã khô, bạn có thể nhận thấy rằng bất kỳ sản phẩm dưỡng ẩm đều gây ra cảm giác khó chịu, nhờn dính. Việc thiếu độ ẩm sau khi rửa mặt xong cũng khiến da trở nên khô hơn.