Nám là vấn đề da thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là đối tượng chị em sau sinh hoặc bước vào độ tuổi mãn kinh, không gây đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến chị em trở nên tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp.
Để khắc phục tình trạng này, trả lại làn da đều màu cho chị em, công nghệ laser được ứng dụng phổ biến với hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi, không đau. Trị nám bằng tia laser là phương pháp hoạt động theo cơ chế sử dụng bước sóng ánh sáng thích hợp tác động vào vùng da cần điều trị.
Các bước sóng này gây ảnh hưởng đến các hắc tố melanin - nguyên nhân gây ra nám da, phá vỡ cấu trúc và phân hủy chúng thành dạng nhỏ (hạt li ti) và đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.
Những nguyên tắc sống còn khi trị nám bằng laser mà ai cũng phải biết.1 Chọn đúng Laser trị nám
Ra đời từ năm 1960, đến nay trên thế giới có tới hàng nghìn công nghệ laser khác nhau. Nhiều người nghĩ laser nào cũng giống nhau tuy nhiên đây lại là quan niệm vô cùng sai lầm. Hệ lụy là hàng loạt những trường hợp “tiền mất tật mang’ vì điều trị nám sai cách.
2 Chọn đúng chuyên gia laser
Xét cho cùng thì laser cũng chỉ là một chiếc máy, quan trọng nhất vẫn là bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đúng thể nám để điều trị. Chuyên giaa điều trị laser từ Anh Jonh Lindsay cho lời khuyên: “Ngay trong buổi đầu tiên chị em nên chú ý 2 điểm: thứ nhất, người thăm khám phải đưa ra được lộ trình điều trị theo từng buổi, thứ hai là tần số laser phải được điều chỉnh trong khoảng 1-10Hz, bước sóng hoạt động trung bình là 755nm. Chỉ cần thiếu 1 trong 2 điểm trên thì hãy mau chóng dừng lại, tránh trường hợp tiền mất tật mang”.
3. Chống nắng bảo vệ da sau điều trị
Một trong những sai lầm nghiêm trọng của đa số chị em khiến nám quay trở lại là việc chủ quan, lơ là trong việc chống nắng. Hậu điều trị laser, da ít nhiều sẽ bị yếu đi, nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thì tia cực tím UVA và UVB sẽ có cơ hội tấn công, đẩy nhanh quá trình hình thành và vận chuyển các hạt melanin (nguyên nhân gây ra nám) từ dưới da lên khu vực bề mặt.
Chị em vẫn nên kết hợp thêm các biện pháp bảo vệ vật lý như dùng nón, mũ, áo để hạn chế tối đa các tác động xấu khác như bụi, bẩn,...