Gia công phần mềm Việt Nam nhỏ nhưng tiềm năng

Ít người nghĩ rằng, Việt Nam có thể so sánh ngang với Thung lũng Silicon, nhưng đây lại là nơi sở hữu tinh thần và tài năng công nghệ, khiến nhiều người nhớ về sự khởi đầu cần mẫn mà trung tâm công nghệ của nước Mỹ từng trải qua.

Ấn Độ từng thống lĩnh vị trí điểm đến số một về hoạt động thuê ngoài (business process outsourcing) trong vòng nhiều năm qua, nhưng thời thế đã thay đổi.

Theo hiệp hội thương mại Nasscom của Ấn Độ, hoạt động thuê ngoài (outsourcing) tại nước này đang chứng kiến lực lượng nhân sự sụt giảm mạnh nhất trong vòng bảy năm qua, trong khi lĩnh vực công nghệ thông tin chứng kiến tỉ lệ thất nghiệp tăng lên năm thứ hai liên tiếp. Khi Ấn Độ điều chỉnh để thích nghi với thay đổi của kỳ vọng và nhu cầu, các khu vực khác đang trỗi dậy để trở thành trung tâm gia công đầy tiềm lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong số đó, có một quốc gia tuy nhỏ về diện tích nhưng có thể là trung tâm gia công giàu tiềm lực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đó là Việt Nam. Ít người nghĩ rằng, Việt Nam có thể so sánh ngang với Thung lũng Silicon (Silicon Valley), nhưng đây lại là nơi sở hữu tinh thần và tài năng công nghệ, khiến nhiều người nhớ về sự khởi đầu cần mẫn mà trung tâm công nghệ của nước Mỹ từng trải qua.

Gia công phần mềm Việt Nam nhỏ nhưng tiềm năng

Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm gia công phần mềm đầy tiềm lực. Ảnh: Forbes Magazine/Shutterstock.

Lịch sử hoạt động thuê ngoài lĩnh vực công nghệ thông tin của các công ty toàn cầu tại Việt Nam

Có một sự thật là, ngành gia công phần mềm của Việt Nam còn khá trẻ. Hơn một thập kỷ trước, một số công ty công nghệ đa quốc gia như Harvey Nash - nơi tôi đã làm việc từ năm 2005, Intel hay Oracle đã bắt đầu khai thác lực lượng lao động trong ngành công nghệ đang trên đà phát triển này ở Việt Nam. Ngoài việc phát triển các chính sách mới thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, chính phủ Việt Nam đã đầu tư mạnh vào giáo dục STEM, và kết quả là một lực lượng lao động dồi dào tay nghề công nghệ.

Kể từ đó, ngành công nghiệp gia công và công nghệ ở Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2017, Việt Nam tăng năm bậc về chỉ số Global Services Location Index, một xếp hạng dịch vụ gia công phần mềm từ công ty tư vấn A.T. Kearney. Sự thành công trong lĩnh vực gia công của Việt Nam đã trở thành một mối lo cạnh tranh cho các đối thủ cùng ngành ở Ấn Độ khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Ngành gia công công nghệ thông tin còn tương đối non trẻ tại Việt Nam. Hơn một thập kỷ trước, một số công ty công nghệ đa quốc gia như Harvey Nash - nơi tôi từng làm việc từ năm 2005, Intel hay Oracle đã bắt đầu khai thác lực lượng lao động trong ngành công nghệ đang trên đà phát triển ở Việt Nam. Ngoài việc phát triển các chính sách mới thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, chính phủ Việt Nam đã đầu tư mạnh vào giáo dục STEM và kết quả đạt được là lực lượng lao động dồi dào tay nghề công nghệ.

Kể từ đó, ngành gia công công nghệ thông tin và công nghệ nói chung ở Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2017, Việt Nam tăng năm bậc trong chỉ số Global Services Location Index, theo xếp hạng dịch vụ gia công phần mềm từ công ty tư vấn A.T. Kearney. Sự thành công trong lĩnh vực gia công công nghệ thông tin của Việt Nam đã trở thành một mối lo cạnh tranh cho các đối thủ cùng ngành ở Ấn Độ, khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Điều gì khiến nước ngoài ngạc nhiên về Việt Nam?

Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, một vài công ty hàng đầu ở phương Tây tưởng rằng, các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài ở Việt Nam làm việc cứng nhắc. Đôi khi họ thiếu góc nhìn sâu sắc về văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế những gì họ có thể tìm thấy ở đây là một Việt Nam với sự thích nghi nhanh chóng với công việc và công nghệ.

Sự thay đổi nhanh chóng đã định hình nền kinh tế Việt Nam, từ nền tảng nông nghiệp trở thành một thị trường hiện đại, hướng tới kinh doanh. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007 và nỗ lực giúp cho các công ty phương Tây dễ dàng thiết lập hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư từ phương Tây đang được xem là tín hiệu tốt cho tăng trưởng kinh tế, và trong hơn 10 năm qua, tôi đã tận mắt chứng kiến cách nền văn hóa dễ thích nghi với sự thay đổi này đã đem lại một lực lượng lao động công nghệ thông tin có khả năng thích ứng cao. Các chuyên gia công nghệ ở Việt Nam khá thoải mái với việc nhanh chóng trở thành một phần phát triển tự nhiên của khách hàng toàn cầu, sẵn sàng thách thức các tiêu chuẩn và đem lại những ý tưởng sáng tạo. Hệ thống giáo dục đang nỗ lực đảm bảo rằng "tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai tại đại học hơn bất kỳ ngoại ngữ nào khác", phát đi tín hiệu mạnh mẽ cho thấy trình độ tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng với Việt Nam.

Tuy nhiên, yếu tố văn hoá ảnh hưởng tới lực lượng lao động tại Việt Nam: đó là lòng trung thành. Người lao động Việt Nam thường trung thành với công ty thuê họ, phản ánh một nền văn hóa có tính trung thành mạnh mẽ và dựa trên sự gắn kết gia đình. Người lao động Việt Nam kỳ vọng không chỉ làm việc tạm thời mà còn hỗ trợ cho các dự án dài hơi. Đó là sự khác biệt văn hóa giúp các chuyên gia Việt Nam ở lại làm việc trong nước và trung thành với các nhà tuyển dụng tốt. Ở Ấn Độ, Philippines và Malaysia, các chuyên gia thường rời khỏi đất nước họ và theo đuổi sự nghiệp thăng tiến ở nước ngoài, các chuyên gia Việt Nam có nhiều khả năng ở lại trong nước hơn.

Lực lượng lao động địa phương

Việt Nam đang nỗ lực gia tăng kỹ năng cho lực lượng lao động nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia và Philippines, và cam kết nâng cao giáo dục và STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Chẳng hạn, đại học Cornell đang tư vấn hướng phát triển cho một trường đại học mang đẳng cấp thế giới tại Hà Nội, trong khi đại học Fulbright sẽ sớm mở cơ sở mới tại TP.HCM. Với việc tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và khoa học ở cấp đại học, Việt Nam đang đảm bảo rằng đa số sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành sẽ đạt đủ trình độ về cả bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Sự đa dạng về giới tính trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam cũng khá ấn tượng. Ở Harvey Nash, chúng tôi hiện tuyển dụng nhiều lao động nữ hơn lao động nam và nữ giới đang lãnh đạo và được thăng tiến với tỉ lệ ngang ngửa như nam giới.

Thách thức và cơ hội

Việt Nam là một trung tâm cung cấp hoạt động thuê ngoài, trong đó có gia công công nghệ thông tin. Đây là điểm bổ sung tuyệt vời cho các tập đoàn đa quốc gia quản lý các tập dữ liệu lớn và muốn rà soát dữ liệu trước khi phát triển phần mềm. Dựa trên kinh nghiệm mà tôi trải qua trong khu vực, các lĩnh vực thường xuyên tận dụng thuê tài năng công nghệ thông tin tại Việt Nam bao gồm công nghệ, dịch vụ tài chính, truyền thông, trò chơi, phần mềm tích hợp và các doanh nghiệp đang tìm cách khám phá các xu hướng mới nổi như trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), máy học (machine learning) và công nghệ chuỗi khối (blockchain).

Với hầu hết các doanh nghiệp, thách thức chính đối với hoạt động thuê ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam là việc phải thích nghi với việc có một đội ngũ sáng tạo và có kỹ năng, nhưng ở cách xa họ tới 5.000-10.000 dặm. Giải pháp tốt nhất để vượt qua thách thức đó là đào tạo và giao tiếp. Đào tạo một đội ngũ ở nước ngoài cũng giống như cách một nhân viên nội bộ được đào tạo, đặt nền tảng cho sự thành công, thiết lập các quy trình chung cho công việc cộng tác.

Thành công đòi hỏi phải thiết lập các giao thức truyền thông thông minh để bất chấp thời gian và khoảng cách, các đội vẫn làm việc trôi chảy và thông minh với nhau. Quan trọng là tận dụng sự chênh lệch múi giờ để năng suất làm việc hiệu quả hơn. Chẳng hạn, thay vì bắt kịp với nhóm làm việc từ xa, các doanh nghiệp nên chủ động lập kế hoạch khối lượng công việc. Công việc mà nhóm làm việc từ xa làm vào đêm hôm trước nên tiếp nối cho nhóm làm việc tại địa phương vào ngày hôm sau. Đó là điều tuyệt vời mà hoạt động thuê ngoài của các doanh nghiệp phương Tây được thực hiện tại châu Á - Thái Bình Dương có thể tạo ra: một chu kỳ sản xuất gần như kín 24 giờ. Vòng đời phát triển phần mềm có thể gói gọn một cách hiệu quả với cấu trúc này: các nhóm làm việc ở nước ngoài chạy kiểm tra vào buổi tối đối với những gì được phát triển trong cùng ngày.

Triển vọng của Việt Nam

Trong khi Ấn Độ đang trải qua một số trở ngại trên con đường phát triển hoạt động thuê ngoài, các khu vực như Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng. Cũng như các điểm nóng khác ở châu Á - Thái Bình Dương như Thái Lan và Campuchia, Việt Nam cần duy trì sự tích cực trong việc vun đắp tài năng. Sự đầu tư bền vững của chính phủ trong giáo dục STEM và mở rộng sự hiện diện của các công ty đa quốc gia sẽ thúc đẩy cả lực lượng lao động lẫn thị trường ở Việt Nam. Đó là một xu hướng mà tôi sẽ chỉ ra trong các bài viết chia sẻ tiếp theo về kinh nghiệm thực tiễn của mình ở các điểm nóng của hoạt động thuê ngoài trên toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam, mà còn bao gồm Australia và Singapore.