Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin một con cá oarfish dài 4m mắc vào lưới đánh cá tại Imizu, tỉnh Toyama. Con cá oarfish này đã chết và xác được chuyển đến Thủy cung Uozu gần đó để các chuyên gia nghiên cứu. Trước đó 9 ngày, người dân tại Vịnh Toyama cũng phát hiện 2 con cá oarfish.Cá oarfish thường chỉ sống ở vùng biển sâu. (Ảnh: SCMP).Cá oarfish có phần thân dài màu bạc, thường sống ở vùng biển sâu và hiếm khi nổi lên khu vực gần mặt nước. Theo truyền thuyết, việc loài oarfish xuất hiện trên bờ hoặc vùng biển nông là dấu hiệu thảm họa sắp ập tới. Trong tiếng Nhật, loài cá này có tên ryugu no tukai – "thông điệp từ cung của Vua Rồng" - và được cho là có mối quan hệ với thảm họa thiên nhiên.Truyền thuyết kể rằng cá oarfish thường nổi lên vùng gần mặt nước trước khi có động đất. Trên thực tế, khoa học hiện đại từng nêu giả thuyết về việc những loài sinh vật sống dưới biển sâu thay đổi hành vi trước khi động đất ập đến.Năm 2010, ít nhất 10 xác oarfish đã dạt bờ biển miền Bắc Nhật Bản. Đến tháng 3/2011, trận động đất 9 độ Richter kèm theo sóng thần tại Đông Bắc Nhật Bản đã dẫn đến thảm họa kinh hoàng khiến 19.000 người thiệt mạng. Điều này khiến nhiều người dân Nhật Bản lo sợ.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lên tiếng trấn an người dân và khẳng định không có mối liên hệ giữa cá oarfish với động đất.Giáo sư Hiroyuki Motomura tại Đại học Kagoshima nhận xét: “Tôi cho rằng oarfish thường nổi lên mặt nước khi điều kiện tự nhiên xấu đi, dòng chảy dâng cao, do vậy chúng thường đã chết khi được phát hiện. Chưa có bằng chứng khoa học cho thấy mối liên kết giữa oarfish và thay đổi địa chất, do vậy tôi nghĩ rằng mọi người không cần phải lo lắng”.Giáo sư Shigeo Aramaki tại Đại học Tokyo khẳng định: “Không cần phải sợ hãi. Tôi chưa thấy thông báo nào về hoạt động địa chất gia tăng tại Nhật Bản trong những tuần gần đây”.Người dân Philippines lo lắng khi "rồng biển" liên tục xuất hiệnLoài "rồng biển" có khả năng dự báo động đất trôi vào biển Việt Nam
Hết Mỹ Phẩm Giữa Mùa Giãn Cách – Làm Sao Bây Giờ?!? 19-11-2021, 16:22