Núi thiêng Athos, vùng đất hơn một nghìn năm không có phụ nữ

Núi thiêng Athos ở đâu?

Thuộc bán đảo vùng Halkidiki, Đông Bắc Hy Lạp, núi thiêng Athos có chiều dài 60km, rộng từ 7-12km và có diện tích 390km2. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng Kito giáo lâu đời nhất trên thế giới, với niện đại từ thế kỷ 9. Bên cạnh đó, núi Anthos cũng là vùng đất linh thiêng, với quần thể 20 tu viện Chính Thống giáo cùng khoảng 2.000 tu sĩ.

Núi thiêng Athos là nơi sinh sống của cộng đồng Kito giáo lâu đời nhất thế giới.


Tưởng chừng hoang đường, tuy nhiên suốt 1.000 năm qua, núi thiêng Anthos không hề có sự xuất hiện của bất kỳ một người phụ nữ nào. Họ không được phép đặt chân tới đây, bởi những tu sĩ tại núi Anthos cho rằng, sứ mệnh lớn nhất của mình là đi theo Chúa, và phụ nữ sẽ khiến họ khó có thể tập trung cho mục đích cao cả này.

Vùng đất này đã không có bóng dáng phụ nữ trong suốt hơn 1.000 năm qua.


Trong tiếng Hy Lạp, Athos còn gọi là Ayion Oros hoặc Agion Oros, có nghĩa là "Thánh Sơn". Từ những năm 800 sau Công Nguyên, nơi này đã trở thành thế giới riêng của các nam tu sĩ.

Vào năm 1045, núi thiêng Athos chính thức trở thành tu viện quốc gia, bởi Hoàng đế Byzantine thời bấy giờ đã trao quyền tự trị cho vùng núi này.


Vùng đất không có phụ nữ và những quy định khắt khe

Năm 1060, đạo luật cấm phụ nữ được ban hành, nhằm giúp các giáo sĩ nam tịnh tâm và đến gần với Chúa hơn. Điều đặc biệt là, không chỉ đơn thuần cấm phụ nữ, quy định này còn cấm cả những loài vật giống cái (trừ những động vật bay trên trời và mèo). Hoạn nhân, thậm chí cả đàn ông không có râu cũng không được đặt chân tới núi thiêng Athos.

Luật cấm phụ nữ được ban hành vào năm 1060.


Dù vậy, vẫn có những người phụ nữ bất chấp luật cấm để đến hòn đảo. Theo đó, một người phụ nữ đã cải trang thành đàn ông để tới đây vào năm 1953. Sự việc trên đã khiến quốc gia này ra lệnh trừng phạt 12 tháng tù đối với những kẻ vi phạm.

Năm 2008, bốn phụ nữ Moldova đã bị những kẻ buôn người bỏ rơi trên bán đảo. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ những người phụ nữ này. Tuy nhiên một giới chức trách cho biết, các tu sĩ đã tha thứ cho họ về sự xâm phạm ấy.

Ngày nay, núi thiêng Athos vẫn hạn chế đón khách, cùng với đó là nhiều yêu cầu nghiêm ngặt.


Theo đó, mỗi ngày chỉ có 100 du khách là người Hy Lạp, hoặc người theo Chính Thống giáo, được phép viếng thăm tại vùng đất này. Ngoài ra họ cần có giấy phép đăng ký từ trước.

Quy định dành cho du khách nước ngoài càng khắt khe hơn. Mỗi tháng, núi thiêng Athos chỉ đón 10 du khách nam/ ngày và phải đăng ký trước một tháng. Bên cạnh đó, những du khách này phải có tướng mạo hiền lành, chân thật.

Trước khi đặt chân lên vùng đất, họ phải trút bỏ xiêm y để kiểm tra về vấn đề cải trang.


Cuộc sống bên trong núi thiêng Athos

Trong 20 tu viện thuộc quần thể này, phần lớn đều là của người Hy Lạp với 17 tu viện. Còn lại là của người Nga, người Serbia và người Bulgaria. Năm 1998, núi thiêng Athos đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Các tu viện đều được trang trí công phủ và tỉ mỉ, bởi đây là nơi tu tập, sống và sinh hoạt của các tu sĩ. Khi ăn uống, họ phải giữ yên lặng và nghe kinh cầu nguyện.


Thức ăn ở đây chủ yếu là rau, thi thoảng sẽ có cá, nước và rượu vang. Hầu hết những thực phẩm này đều được trồng trong các trang trại của tu viện, thậm chí họ còn có vườn nho để làm rượu vang.

Một cửa hàng luư niệm bán những sản phẩm do chính tay các tu sĩ làm.


Phần lớn thời gian ở tu viện là để cầu nguyện, bởi vậy ban đêm là lúc vùng đất này trở nên yên tĩnh nhất. Ngoài cầu nguyện, các tu sĩ còn dành thời gian để dọn dẹp phòng khách, xây dựng, cải tạo tu viện, chuẩn bị bữa tối và làm rượu vang.

Các tu sĩ sẽ làm các công việc khác nhau bên cạnh việc cầu nguyện.


Ngay cả khi qua đời, các tu sĩ vẫn rất đoàn kết với nhau. Hài cốt của họ sẽ được rửa bằng rượu vang theo phong tục của Hy Lạp cổ đại và đặt trong nhà nguyện.


Bên cạnh đó, một số tu sĩ chọn cách sống biệt lập, thay vì ở trong tu viện để tránh phiền nhiễu.


Họ sống trong những ngôi nhà chênh vênh trên vách đá, hay còn gọi là Karoulia. Thức ăn và củi sẽ được chuyển tới đây bằng những giỏ hàng gắn vào ròng rọc. Dù cuộc sống có phần khó khăn và vất vả, nhưng những tu sĩ này tin rằng, điều đó giúp họ tới gần với Chúa hơn.

Bài liên quan
Núi thiêng Athos, vùng đất hơn một nghìn năm không có phụ nữ
Khám phá nhà thờ xương được trang trí từ hàng ngàn bộ hài cốt
Thư giãn và nghỉ ngơi tại 5 nghĩa trang đẹp tựa công viên
Hầm mộ Paris, nơi chứa đựng hàng triệu bộ hài cốt