Huế trong tôi là một trong những địa điểm du lịch tuyệt vời nên tới ít nhất một lần trong đời. Nếu các bạn có dịp tới cố cung Bắc Kinh - Trung Quốc thì trải nghiệm tại Huế sẽ thực sự thú vị rất nhiều. Lịch sử các vương triều Việt Nam chúng ta luôn coi Trung Hoa là một nước lớn, văn minh và mô phỏng theo sự văn minh ấy, thể hiện ở sự ảnh hưởng của phong tục, tập quán, trang phục, kiểu kiến trúc hay tín ngưỡng. Trung Hoa tự hào có Nho giáo, Việt Nam cũng có thời gian Nho giáo thịnh hành. Trung hoa tự hào có cố cung Bắc Kinh với 9999 căn phòng nguy nga tráng lệ, với cửa Ngọ Môn hùng vĩ và các hệ thống cung điện, đền đài khuôn mẫu Nho gia thì Việt Nam chúng ta cũng tự hào vỗ ngực xưng danh cố đô Huế được UNSECO công nhận là di sản văn hóa vật thể đại diện cho Nhân loại vào năm 1993.
cổng Ngọ Môn đi vào Tử Cấm Thành Huế (vscocam)Cố đô Huế là một quần thể các công trình kiến trúc được xây dựng dưới vương triều nhà Nguyễn (từ năm 1804 - 1835 dưới hai triều vua đầu là Gia Long và Minh Mệnh), được trùng tu và tôn tạo cho tới thời điểm hiện nay.
Toàn cảnh cổng Ngọ Môn (Huế)
Kỳ Đài đối diện với cổng Ngọ MônNgười ta nói rằng, Huế chứa đựng cả một Việt Nam trong đó, nhưng vẫn mang theo đó một nét gì đó rất Huế, rất thơ mộng. Ở Việt Nam ta, đi tới thị thành nào cũng có một con sông chảy qua, Huế cũng vậy. Sông Hương với một vẻ trầm mặc, lững lờ giống như một dải lụa mềm nhẹ nhàng chảy qua Huế. Sông Hương có mấy khi cuồn cuộn như các con sông khác ở miền Trung Việt Nam đâu, quanh năm dù mưa hay nắng, nó vẫn cứ thế lặng thinh chảy qua bao sự thăng trầm của lịch sử. Nếu có dịp tới Huế, bạn nên một lần thử lên thuyền Rồng, nghe vài câu ca Huế "nam ai, nam bình", giá cũng khá rẻ, khoảng 150.000 đồng cho một du khách, ngoài ra, các bạn còn được trải nghiệm thả hoa đăng lên sông Hương, ước mong về một điều gì đó bình an cho bản thân và gia đình.Vé vào thăm quan cố đô tính ở thời điểm mình đi là 150.000đ/khách. Mua vé tại quầy bên trong Đại nội, gần Ngọ Môn. Mình xin phép review một chút về kiến trúc Tử Cấm Thành luôn để các bạn đi tham quan được hết những giá trị của cố đô.
Ngọ Môn từ phía trong Đại Nội (đứng tại cầu Trung Đạo)Trước Ngọ Môn là Kỳ Đài, nơi treo quốc kỳ từ thời vua Gia Long tới bây giờ. Giữa cổng Ngọ Môn và Kỳ Đài là một khoảng sân rất rộng, hai bên có Cửu vị thần công (9 cây súng đại bác đúc bằng đồng), các bạn có thể check in tập thể ở tại đây, hoặc chụp view Ngọ Môn, một trong những nơi chụp ảnh mình nhận định là đẹp nhất Việt Nam. Từ Ngọ Môn đi vào là cầu Trung Đạo tiền vào Thái Hòa điện nơi đặt ngai vàng của các vua Nguyễn. Khác với bên Trung Hoa, ngai vàng của vua Thanh rất bề thế, vì sợ ảnh hưởng với vận nước nếu thay thế chiếc ngai lớn hơn nên các vua Nguyễn quyết định gìn giữ chiếc ngai vàng đầu tiên tuy nhỏ nhưng nó là của vua Gia Long tọa - vị hoàng đế đầu sáng lập ra triều Nguyễn.
Thái Hòa điện (vscomcam)Lưu ý, các cung điện trong Đại Nội không cho phép chụp hình, quay phim khi vào bên trong. Các bạn vào nhớ ngả mũ, nghiêng nón tỏ sự tôn trọng với những bậc tiền nhân nhé! ^^
Một góc điện Thái HòaQua điện Thái Hòa là tập hợp các quần thể công trình còn lại của Tử Cấm Thành và một số cung điện đang được tôn tạo lại. Nếu các bạn rẽ tay phải, đi thẳng ra cửa Hiển Nhơn là sẽ ra khỏi Đại Nội. Nếu rẽ tay trái, men theo con đường lát gạch dưới tán hàng cây nhãn (lúc mình đi là trĩu quả nhé), các bạn sẽ tới với Thế Tổ Miếu và Hiển Lâm Các. Điểm đặc biệt là Cửu Đỉnh - 9 đỉnh bằng đồng được đúc dưới triều vua Minh Mệnh (1820 - 1841) được coi là Quốc Bảo Trấn Quốc của Việt Nam. Tòa nhà Thế Tổ Miếu là nơi thờ cúng 13 vị vua nhà Nguyễn, cứ tới ngày kỵ (giỗ) của vị nào là họ Nguyễn Phước tộc sẽ cử hành nghi lễ tại đây. Đối diện Thế Tổ Miếu là Hiển Lâm Các, công trình cao nhất trong Đại Nội và tới thời điểm bây giờ, bờ bắc sông Hương (Huế) không được phép xây dựng bất cứ công trình nào cao hơn tòa nhà này. Đây là nơi khi xưa vinh danh các công thần với quốc gia, được coi là tôn nghiêm trong Đại Nội.
Thế Tổ Miếu: nơi thờ cúng 13 vị vua triều Nguyễn
Một góc khác của Thế Tổ MiếuTiếp tục hành trình theo dãy hành lang ngoài Hiển Lâm Các, các bạn sẽ tới với cung Diên Thọ và cung Trường Sanh. Đây là nơi ở của các vị Thái phi, Thái hậu, Thái Hoàng Thái hậu (tức mẹ, bà hay bà cố của vua). Đây là quần thể cung điện gần như còn lại nguyên vẹn nhất, được giữ gìn tốt nhất. Vị Thái hậu cuối cùng triều Nguyễn ngự tại đây là Đoan Huy Hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại. Tại đây có một quầy lưu niệm bán những món đồ, cuốn sách theo mình là khá hay về triều Nguyễn mà các bạn có thể mua về làm quà cho gia đình.
Cung Diên ThọSau cung Diên Thọ và Trường Sanh, men theo một con đường, tới dãy hành lang có treo các bức ảnh thể hiện cuộc sống, sinh hoạt của vua quan nhà Nguyễn khi xưa. Sau đó, nếu các bạn muốn tiếp tục tham quan các công trình, di tích khác thì có thể đi theo con đường có mái che để tiếp tục hành trình tới với Duyệt thị đường - nơi khi xưa biểu diễn Nhã nhạc cho vua quan xem (giống nhà hát vậy đó), Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu (hai tòa này nằm ở đường đi ra cửa Hiển Nhơn), Phủ Nội Vụ, vườn Cơ Hạ,...
Thực ra, với mình thì chụp hình ở Đại Nội chỗ nào cũng đẹp hết, nhưng lời khuyên cho các bạn là nên chọn chụp với góc mái vì cách trang trí mái của Đại Nội đẹp lắm, lại còn đặc trưng phong cách Việt nữa. Trong Đại Nội có chỗ cho thuê đồ mặc để chụp hình, các bạn có thể mặc áo dài, cầm nón lá hoặc thuê đồ Nhật Bình (cho nữ), áo ngũ thân (cho nam) để cho ra phong cách Huế.Nên cầm theo một chai nước phòng khi di chuyển nhiều sẽ mệt, Đại Nội không hề nhỏ đâu các bạn nhé, cũng mất cả ngày mới tham quan, check in hết được đó ^^ Cảm ơn các bạn đã đọc, nếu thấy hay thì share ủng hộ mình nhé ^^#Duyduy