Ốm nghén nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé trong thai kỳ?

Phần lớn mọi phụ nữ khi mang thai đều có những triệu chứng của ốm nghén. Biểu hiện phổ biến nhất thường là có cảm giác buồn nôn và nôn ói vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, dẫn đến khó chịu cho cơ thể mẹ bầu. Vậy ốm nghén nên ăn gì để vượt qua 3 tháng đầu “gian khổ” trong giai đoạn thai kỳ? Để trả lời cho câu hỏi đó, hãy cùng Shopee tìm hiểu về những loại thực phẩm giúp bà bầu giảm bớt cơn nghén nhưng vẫn đem lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhé.




Ốm nghén thường xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ. (Ảnh: ferrovit.com.vn)

Ốm nghén nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu ốm nghén tiện dùng

bầu nghén không ăn được phải làm sao để luôn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi? hay những câu hỏi khác như bà bầu nghén nặng nên ăn gì? Thường là thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị trở thành bậc làm cha làm mẹ. Hãy cùng Shopee thiết lập ngay một chế độ dinh dưỡng bao gồm các món ăn cho bà bầu nghén phía dưới đây nhé.

1. Các loại trái cây cho bà bầu bị ốm nghén

Bà bầu khi ốm nghén thường xuất hiện các triệu chứng như nôn ói, đau đầu, chóng mặt,… Chính vì thế nên cơ thể của các mẹ bầu sẽ mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, việc bổ sung các loại trái cây tươi mát, chứa nhiều Vitamin là điều cần thiết nhất lúc này cho mẹ và bé.

  • Cam, quýt: Những loại trái cây nhà cam thường chứa một lượng lớn Vitamin C và nước dồi dào. Bổ sung cam và quýt trong những ngày đầu khi ốm nghén có thể giúp bà bầu giữ được cân bằng lượng nước trong cơ thể, ngoài ra hương thơm dịu nhẹ của vỏ quả cam có thể giúp mẹ bầu vượt qua được cơn ốm nghén.


Một ngày các mẹ cũng có thể uống từ 1 đến 2 ly cam để giải khát hiệu quả. (Ảnh: vietnamnet.vn)
  • Chuối: bầu nghén không ăn được phải làm sao thì chuối sẽ là một loại trái cây thích hợp cho bạn để giảm các cơn buồn nôn. Ăn chuối giúp bà bầu được bổ sung một lượng lớn Vitamin B6, C, và Kali rất cần thiết khi mang thai. 


Ốm nghén nên ăn gì để giảm các tình trạng nôn ói? Hãy thử chuối xem sao. (Ảnh: emedihealth.com)
  • Dưa hấu: Luôn đứng đầu trong danh sách các món ăn cho bà bầu nghén, dưa hấu chứa một lượng nước dồi dào, giúp cung cấp đủ một lượng nước nhất định sau khi bà bầu có các dấu hiệu như nôn ói.
  • Dứa: Để tăng cường hệ miễn dịch cũng như cải thiện hệ tiêu hóa đường ruột, ngăn ngừa các bệnh về táo bón, bà bầu nên bổ sung các loại chất xơ hay Vitamin có trong dứa. Đồng thời, mùi thơm của dứa có thể giúp bà bầu giảm bớt các tình trạng như căng thẳng, mệt mỏi, uể oải, chóng mặt,… do ốm nghén gây ra.
  • Nho: Nho là một trong những loại trái cây nằm trong danh sách bà bầu nghén nặng nên ăn gì mà Shopee muốn giới thiệu cho bạn. Trong nho chứa rất nhiều chất xơ, Vitamin C và Glucose nhanh chóng đem lại năng lượng cho bà bầu sau khi nôn ói. Ngoài ra, ăn nho cũng đem lại nhiều tác dụng cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé. 


Nho có vị mát, ngọt thanh rất dễ ăn khi bà bầu bị ốm nghén. (Ảnh: vietnamnet.vn)

Bà bầu có thể lựa chọn bất kỳ món trái cây nào để ăn cũng được, tùy theo khẩu vị của mỗi người. Mỗi loại trái cây đều tốt và chứa nhiều loại Vitamin cũng như khoáng chất giúp thai nhi phát triển tốt. Chính vì thế, khi trong thời kỳ đang mang thai, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ và nạp thêm vào nhiều loại trái cây để giúp em bé khỏe nhé.

2. Các loại nước cho bà bầu bị ốm nghén

  • Nước gừng: Trong gừng chứa các hợp chất như Gingerol và Shogaol giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa về đường ruột và kiểm soát những cơn buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ đang mang thai rất hiệu quả. Công thức để làm một ly nước gừng này là một ly nước ấm, thêm chút mật ong, một thìa nước cốt chanh và vài lát gừng thái mỏng đập dập. Với công thức này, vào mỗi buổi sáng hay bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn bạn có thể uống ngay một ly nước gừng ấm để thấy rõ hiệu quả nhé.


Ốm nghén nên ăn gì và uống gì để giảm bớt các tình trạng nôn ói? (Ảnh: benh.vn)
  • Nước ép hoa quả: Uống nước ép hoa quả cũng là một trong những cách hay để bà bầu giảm bớt các triệu chứng của ốm nghén. Các chuyên gia khuyên rằng, khi đang mang thai bạn cần cung cấp đầy đủ các loại Vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, Vitamin D,… để em bé khi được sinh ra không bị mắc các bệnh lý như còi xương, thiếu chất sắt,…
  • Sữa bầu: Việc hấp thu đầy đủ dinh dưỡng thông qua dung nạp thức ăn tự nhiên là khó có thể kiểm soát, vì lượng dưỡng chất có thể thiếu hụt do quá trình chế biến, chất lượng bảo quản và khối lượng thực phẩm khác nhau sẽ chứa lượng dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, việc cân đo đong đếm thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm hàng ngày là khá tốn công sức và thời gian. Do đó, hấp thụ dinh dưỡng từ sữa bầu mỗi ngày sẽ phần nào giúp các mẹ biết được hàm lượng Vitamin và chất khoáng nạp vào cơ thể là bao nhiêu từ nhãn thông tin có trên sữa hộp, kết hợp cùng thức ăn tươi để cơ thể mẹ bầu được hấp thu đa dạng dưỡng chất. 

3. Đồ ăn vặt cho bà bầu bị ốm nghén

  • Bánh quy, bánh mặn, bánh mì: Trong bánh quy và bánh mì có chứa một lượng Carbohydrate lớn có tác dụng trung hòa Axit trong dạ dày. Bổ sung một chút các loại bánh quy và bánh mì vào trong thực đơn cho bà bầu ốm nghén của bạn có thể giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn, khó chịu vào mỗi buổi sáng.
  • Hạt ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt được các chuyên gia khuyên rằng nên nằm trong danh sách thực đơn cho bà bầu ốm nghén. Lượng bột đường trong Ngũ cốc có thể giúp hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động tốt hơn, trung hòa lượng Axit dư thừa trong dạ dày hiệu quả, từ đó giảm cơn buồn nôn trong 3 tháng đầu khi mang thai, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu. 

Trên đây là những món ăn giải đáp các thắc ốm nghén nên ăn gì của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

> Xem thêm: Top 8 thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng cuối

Bình luận bài viết
Bài viết liên quan