10 quy tắc ăn uống người tổ chức sự kiện phải biết

Một buổi tiệc tại gia, lễ kỉ niệm khi đi du lịch, tiệc cưới và tiệc sinh nhật kết hợp đi du lịch... đều là một dạng sự kiện, và ăn uống là một phần không thể thiếu. Để giúp buổi sự kiện thành công, an toàn và đáng nhớ với toàn bộ người tham dự, có một số quy tắc ăn uống người tổ chức sự kiện phải biết.

1. Không dung nạp lactose

Những người không dung nạp lactose gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn chứa lactose như sữa, một số sản phẩm từ sữa. Triệu chứng của dị ứng lactose là chướng bụng, đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy... có thể xảy ra sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa lactose.

Theo Healthline, các nghiên cứu cho thấy rằng một số người không dung nạp lactose có thể tiêu thụ tới 12 gam đường lactose mỗi ngày mà không xuất hiện các triệu chứng trên (tương đương một cốc sữa 240ml).

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thay sữa động vật bằng sữa hạt, sữa chua. Bạn cũng nên trang bị một số loại thuốc không kê đơn để phòng trường hợp xấu.

2. Không dung nạp hoặc nhạy cảm với gluten

Gluten là một trong những protein chính trong lúa mì, sau đó là lúa mạch và lúa mạch đen. Nó chịu trách nhiệm tạo độ đàn hồi, độ kết dính cho bánh

Khi dị ứng với gluten, người bệnh sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, người nhạy cảm với gluten cũng có xu hướng không dung nạp nhiều loại thực phẩm như sữa bò, trứng...

Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa các thành phần làm từ lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen (bánh mì, mì ống, ngũ cốc, bánh quy và bia nguyên chất từ lúa mạch). Bạn có thể thay thế loại tinh bột trên bằng gạo, quinoa, ngô, bột sắn, kê, kiều mạch, khoai tây.

3. Ăn chay

Ăn chay là một chế độ ăn chỉ dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật và tránh các loại thịt gia súc, gia cầm và cá. Tuy nhiên, có một số biến thể khác như:


Người ăn chay lacto: Vẫn ăn gia cầm, gia súc và cá nhưng bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa
Người ăn chay trường: Không bao gồm thịt gia súc, gia cầm và cá nhưng bao gồm trứng
Người bán chay hoặc người ăn chay linh hoạt: Thỉnh thoảng ăn thịt, các sản phẩm từ thịt, thịt gia cầm và cá.

Để đa dạng thực đơn, bạn có thể tăng các món có đạm động vật như làm từ các loại đậu, đậu hũ, tempeh, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt.

4. Người ăn thuần chay

Người ăn thuần chay là hình thức ăn chay nghiêm ngặt hơn. Người này tránh tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như gelatin, nước sốt có nguồn gốc từ cá, mật ong, phấn hoa ong...

Đây là một quy tắc ăn uống người tổ chức sự kiện phải biết

Hãy đảm bảo thực đơn của bạn có đủ các món từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các nguồn protein thực vật. Đừng quên thêm nhãn, chú thích... để người ăn thuần chay, ăn chay linh hoạt... có thể dễ dàng tìm thấy món ăn phù hợp với họ.

5. Người ăn kiêng kiểu Kosher

Đây là nguyên tắc ăn kiêng tuân theo luật Do Thái, tập trung vào ba điểm chính: chỉ được ăn một số loại thịt động vật, cấm máu và cấm trộn sữa và thịt


Thịt: Thịt và các sản phẩm từ thịt phải được lấy từ phần chân trước của động vật nhai lại như bò, cừu, dê, hươu, nai...
Sản phẩm bơ sữa: Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua phải từ các loại dộng vật và không được trộn với thịt và gia cầm.
Cá phải có vây và vảy đồng thời để được coi là kosher. Điều này bao gồm cá mòi, cá cơm, cá hồi, cá ngừ và cá thu
Gà, gà tây, ngỗng, chim cút và chim bồ câu được cho phép
Cấm máu. Bạn phải loại bỏ hết máu từ thịt, gia cầm và trứng trước khi nấu để đảm bảo độ sạch của thực phẩm.
Cấm thịt lợn

6. Người ăn kiêng Keto

Chế độ ăn kiêng ketogenic (hay keto) là một chế độ ăn kiêng giàu chất béo, đạm và rất ít tinh bột. Mức tinh bột bị hạn chế xuống mức khoảng 20–50 gam mỗi ngày.

Do đó, hãy đảm bảo loại bỏ tất cả các sản phẩm từ sữa khỏi thực đơn của bạn nếu tổ chức một sự kiện có những vị khách thuộc nhóm này tham gia. Các sản phẩm này gồm pho mát, bơ, sữa chua và các sản phẩm lên men khác và các loại không chứa lactose.

9. Người có bệnh tiểu đường

Không chỉ cần ăn ít đường, Healthline khuyên bạn nên tạo ra một mô hình ăn uống lành mạnh, mỗi nhóm thực phẩm có một lượng vừa phải cho thực khách thuộc nhóm này.

Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên tập trung vào các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp (khoai lang, khoai tây, bánh mì đen...) hay ngũ cốc nguyên hạt, trái cây ít đường.

Hãy chú ý đến lượng đường trong nước xốt, nước ép... Nếu có thể, bạn nên thay đường sử dụng trong buổi sự kiện đó bằng đường kiêng.

10. Tránh một số thực phẩm vì dị ứng

Dị ứng thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là danh sách một số dị ứng thực phẩm phổ biến nhất:

Lúa mì. Lúa mì là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất, dẫn đến các phản ứng bất lợi đối với các thành phần lúa mì

Các loại hạt. Danh mục này bao gồm đậu phộng, đậu nành và các loại hạt lành mạnh như hạnh nhân, quả hạch Brazil, quả óc chó, hạt phỉ, hạt điều, hạt thông, hạt macadamia và quả hồ trăn.

Cá và động vật có vỏ. Chứng dị ứng này khá phổ biến ở Việt Nam dưới dạng dị ứng hải sản như tôm, cua, tôm hùm, nghêu, sò...

Trứng. Những người bị dị ứng trứng có thể phản ứng với cả lòng trắng và lòng đỏ. Điều quan trọng nữa là phải tính đến các loại thực phẩm có chứa trứng, chẳng hạn như bánh nướng hoặc mì ống.

Hy vọng nội dung này sẽ giúp cho sự kiện sắp tới của bạn thật suôn sẻ, thành công.

Bài liên quan
10 quy tắc ăn uống người tổ chức sự kiện phải biết
Có thể bạn dị ứng sữa bò từ lâu mà không biết
Cách tránh dị ứng hải sản hiệu quả cho chuyến đi biển sắp tới
Ăn sáng ở nhà mùa dịch: Ngũ cốc có lành mạnh không?