Bạn nên dùng tẩy tế bào chết dạng nào? (Nguồn: Internet)
Tế bào chết là một trong những nguyên nhân làm cho da không sáng đều màu, khó hấp thụ các dưỡng chất mà chúng ta cung cấp. Vì thế nên việc tẩy tế bào chết cho da là điều cần thiết. Có nhiều cách tẩy da chết cho da như sữa rửa mặt tẩy tế bào chết, tẩy tế bào chết bằng nguyên liệu tự nhiên. Chia thành hai dạng là Scrub và Peeling, cùng Đẹp365 tìm hiểu xem nên sử dụng loại nào nhé!
Vì sao phải tẩy tế bào chết cho da?
Vì sao phải tẩy tế bào chết cho da? (Nguồn: Instagram)Tẩy tế bào chết da mặt là một trong những bước quan trọng giúp làm đều màu da, giúp da láng mịn và hạn chế nếp nhăn. Không chỉ vậy, tẩy tế bào chết sẽ giúp da lấy đi tế bào chết, kích thích tế bào da mới sản sinh giúp da dễ dàng hấp thụ dưỡng chất và khỏe mạnh hơn. Từ đó có thể bảo vệ da khỏi các tác động xấu của môi trường, hạn chế các vấn đề về da như nhờn, mụn…
Tẩy tế bào chết dạng Scrub là gì?
Tẩy tế bào chết dạng Scrub là gì? (Nguồn: Internet)Tẩy tế bào chết dạng Scrub hay còn được gọi là tẩy tế bào chết vật lý bằng phương pháp ma sát nhờ các hạt mài mòn mà nó chứa (vi hạt của đường, muối, bicarbonate, chiết xuất thực vật tự nhiên…). Khi chà vào làn da của bạn, những hạt này lấy đi da chết. Phương pháp này tẩy tế bào chết bề mặt khá là hiệu quả, lại dễ mua và sử dụng
Tẩy tế bào chết dạng Peeling là gì?
Tẩy tế bào chết dạng Peeling là gì? (Nguồn: Internet)Tẩy tế bào chết dạng Peeling hay còn gọi là tẩy tế bào chết dạng hóa học. Các sản phẩm thường có texture gel và sẽ phải ở trên da chờ một lúc cho gel khô bớt rồi mát xa, lớp gel sẽ lấy đi lớp da chết.
Cá bạn sẽ thấy hầu hết các spa dùng peeling để tẩy tế bào chết cho da mặt vì nó làm sạch da sâu hơn và có thể điều trị các vấn đề về da bao gồm da nám sạm tăng sắc tố, làm mịn da và là cách trị da khô hiệu quả. Hơn nữa, peeling dưỡng ẩm cho da tốt hơn scrub.
Tẩy tế bào chết hóa học AHA/BHA
Tẩy tế bào chết hóa học AHA/BHA (Nguồn: Allure)Tẩy tế bào chết hóa học (Hydroxy acid) là phương pháp tẩy tế bào chết sử dụng các chất Hydroxy Acid như Glycolic Acid, Salicylic Acid, Acid Lactic và các enzym… nhưng phổ biến nhất là hai dạng Alpha Hydroxy acid (AHA), Beta Hydroxy acid (BHA).
1. BHA = Trị từ trong ra ngoài
Loại BHA hay gặp nhất là Salicylic Acid có chiết xuất từ vỏ cây liễu. (Nguồn: Instagram)BHA- Beta Hydroxy Acid là một loại axit gốc dầu và có thể tan trong dầu, thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông và đào thải lên bề mặt da nên cực kỳ phù hợp với những bạn nào da dầu, lỗ chân lông to, có mụn ẩn, mụn đầu đen hoặc mụn bọc.
Loại BHA hay gặp nhất là Salicylic Acid có chiết xuất từ vỏ cây liễu. Đối với các bạn lần đầu sử dụng BHA thì nên lựa chọn các sản phẩm có nồng độ thấp như tẩy tế bào chết hóa học BHA 0.5% hoặc cao hơn một chút là tẩy tế bào chết hóa học BHA 1% để làn da của bạn có thể làm quen được với BHA và tránh bị kích ứng. BHA vẫn có những nồng độ cao hơn như 4% dành cho những bạn nào thật sự hợp và đang thích nghi cực tốt với BHA 2% mà muốn đẩy nhanh tốc độ làm mờ thâm sẹo, lỗ chân lông… thì có thể sử dụng.
Trong trường hợp bạn không chắc chắn về độ pH của sản phẩm làm sạch mình đang dùng thì nên sử dụng BHA sau bước toner để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. AHA = Tái tạo bề mặt da
AHA – Alpha Hydroxy Acid là một axit tự nhiên có nguồn gốc từ mía, sữa, táo, nho. (Nguồn: Internet)AHA – Alpha Hydroxy Acid là một axit tự nhiên có nguồn gốc từ mía, sữa, táo, nho. Khác với BHA, AHA có tính tan trong nước nên không thể đi sâu vào lỗ chân lông mà chỉ có tác dụng trên bề mặt da, lấy đi tất cả các tế bào chết cũng như các vảy khô ở trên da đem lại cho bạn một làn da mịn màng.
Chỉ số lý tưởng nhất để sử dụng AHA hàng ngày là ở nồng độ 5-10% và độ pH là từ 3 cho tới 4. Ở nồng độ 4% trở lên với độ pH cân bằng ở mức 3-4, AHA có thể phá hủy các liên kết trên bề mặt da và loại bỏ lớp da chết này đi. Vì vậy mà AHA chính là lựa chọn dành cho những ai có vấn đề trên bề mặt da như da xỉn màu và da bị lão hóa. Tuy nhiên, loại da nào cũng có thể sử dụng. Dạng mạnh nhất của AHA là nồng độ cao từ 15% trở lên, chỉ được dùng trong spa, da liễu và đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nhất định về da.
Vậy tẩy da chết loại nào tốt và nên dùng loại nào cho da đây?
1. Đối với da dầu
Da dầu nên sử dụng các sản phẩm peeling. (Nguồn: Internet)Da dầu, da nhờn mụn là làn da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh gây ách tắc lỗ chân lông nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị mụn cao. Việc sử dụng tẩy tế bào chết là điều cần thiết.
Tuy nhiên các bạn da dầu nên lựa chọn cho mình những sản phẩm kiềm dầu cho da để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt nên sử dụng các sản phẩm peeling, các sản phẩm chứa acid lactic…
2. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm không thể sử dụng dạng tẩy tế bào chết Scrub. (Nguồn: Internet)Nghe đến chữ “nhạy cảm” các bạn đủ biết là da sẽ dễ bị tác động như thế nào. Việc tẩy tế bào chết cho da là điều cần thiết nhưng không nên tác động quá mạnh vào làn da Như vậy da sẽ dễ bị kích ứng. Do vậy da nhạy cảm sẽ không thể sử dụng dạng tẩy tế bào chết Scrub. Dạng Peeling sẽ mang đến hiệu quả tối ưu cho da này!
3. Da khô
Peeling là sự lựa chọn hoàn hảo cho da khô. (Nguồn: Internet)Da khô là một trong những làn da dễ bị bong tróc, căng nứt nẻ khi thời tiết thay đổi. Việc tẩy tế bào chết cho da là điều cần thiết. Phương pháp peeling tẩy tế bào chết giúp cải thiện cả vấn đề về khô da. Do vậy Peeling là sự lựa chọn hoàn hảo đối với làn da này. Tuy nhiên, da khô cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề dưỡng ẩm cho da mỗi ngày và mỗi mùa nhé!
4. Da thường
Làn da này có thể sử dụng cả 2 dạng Scrub và peeling. (Nguồn: Internet)Những bạn nào sở hữu làn da đáng mơ ước này không cần lo lắng lựa chọn dạng tẩy tế bào chết nào. Vì căn bản đối với làn da này có thể sử dụng cả 2 dạng Scrub và peeling. Hiện nay trên thị trường đã có những dòng sản phẩm sữa rửa mặt tẩy tế bào chết cho những cô nàng bận rộn và “hay quên”.
Vì thế, bạn nên nhớ là tùy vào thể trạng của da mà lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng sữa rửa mặt tẩy tế bào chết cho da tại nhà. Nhưng lưu ý sữa rửa mặt tẩy tế bào chết chỉ nên sử dụng 3-4 lần/tuần thôi nhé! Chúc các nàng luôn có làn da khỏe mạnh, xinh đẹp!
The post Tẩy tế bào chết dạng Scrub và dạng Peeling – nên dùng loại nào? appeared first on Đẹp365.