Tẩy tế bào chết và Peeling, có gì khác nhau?


Tẩy tế bào chết và Peeling, có gì khác nhau?

Nếu còn đang băn khoăn không biết nên chọn tẩy tế bào chết tự nhiên hay peeling để chăm sóc da thì đừng bỏ qua những thông tin bên dưới nhé với những giải thích cụ thể về từng phương pháp. 

Bạn biết gì về tẩy tế bào chết?

Tẩy tế bào chết là một trong những bước phải thực hiện mà bất cứ bạn gái nào khi chăm sóc da đều không được bỏ qua. Tuy tẩy tế bào chết không được thực hiện thường xuyên nhưng tầm quan trọng của công việc này với làn da là rất lớn. Với tẩy tế bào chết cho da bạn có thể lựa chọn phương pháp:


Tẩy tế bòa chết là việc cần thiết hàng tuần (Nguồn: Pinterest)
  • Tẩy tế bào chết vật lý: Cách phổ thông cho những cô nàng thích chăm sóc da tự nhiên – dùng lực tác động trong quá trình loại bỏ tế bào chết, cặn bã, chất bã nhờn cho làn da sạch.
  • Tẩy tế bào chết hóa học: Nhờ đến sự hỗ trợ của các chất hóa học trong quá trình để loại bỏ tế bào chết, cặn bã, chất bã nhờn giúp làm sạch da.

Peeling là gì?

Peeling có nghĩa là lột, bóc ra những lớp da, biểu bì già cỗi nhằm đẩy đi những lớp bụi bẩn, bã nhờn bám trên da. Phương pháp sử dụng peeling để tẩy tế bào chết cũng được chia làm 2 loại riêng biệt:


Peeling cũng là cách lấy đi bụi bẩn cho da (Nguồn: Pinterest)

  • Peeling dạng lột: Sử dụng như một loại mặt nạ dưỡng da kết hợp thêm bước lột mặt nạ ra với dụng cụ hỗ trợ là các loại sản phẩm có dạng gel lỏng. Thoa gel lỏng lên mặt, chờ gel khô lại thì lột ra. Lớp mặt nạ đưuọc lột ra sẽ kéo theo bụi bẩn, da chết, chất bã nhờn…
  • Peeling dạng kì: Bạn cũng sẽ phải sử dụng đến các loại mỹ phẩm chuyên dụng được điều chế ở dạng nước hoặc gel. Sau khi thoa lên mặt, phần gel sẽ từ từ vón cục lại với những bụi bẩn, da chết, chất bã nhờn…

Peeling có tốt cho việc chăm sóc làn da?

Với mục đích làm sạch da và chăm sóc da thì peeling hoàn toàn tốt, nhưng để chọn có nên áp dụng để chăm sóc da hay không thì còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Bạn gái mình cần cân nhắc và tìm hiểu trước khi thực hiện nhé!


Peeling tốt, nhưng cũng cần lưu ý một số điều khi thực hiện (Nguồn: Pinterest)

  • Độ “nặng đô” của peeling được đánh giá là khá nhẹ do không tác dụng triệt để lên da, đặc biệt là để tẩy tế bào chết da mặt ở những vùng như khóe mũi, khóe miệng. 
  • Nếu vô tình và không cẩn thận, bạn sẽ làm gel peeling dính vào lông mày, chân tóc… Lúc này thì quyết định lột luôn cả phần lông mày và tóc sẽ làm bạn “đau khổ” lắm đấy !
  • Khác với những hạt nhựa công nghiệp có trong các sản phẩm tẩy tế bào chết khác, sản phẩm dành cho phương pháp peeling không gây tổn hại cho da bởi sự chà xát của các hạt nhựa với da là không hề có.
  • Phương pháp peeling sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng đang chăm sóc da nhạy cảm, da kích ứng… vì động tác thực hiện hoàn toàn êm ái, nhẹ nhàng, không cào xước trên da.

Trên đây là những thông tin về sự giống và khác của tẩy tế bào chết và Peeling. Bạn gái nhà mình đã lựa chọn được phương thức tẩy thích hợp nào cho da chưa? Theo dõi Đẹp365 mỗi ngày để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích về chuyện làm đẹp bạn nhé

The post Tẩy tế bào chết và Peeling, có gì khác nhau? appeared first on Đẹp365.