Tìm kem chống nắng phù hợp còn khó hơn tìm người yêu! Có ai đang trong hoàn cảnh này không? Nếu đó thì ĐỌC NGAY bài viết này nhé!
Bạn đã thử qua bao nhiêu loại kem chống nắng rồi mà vẫn chưa tìm được “chân ái”? Thành phần tốt thì quá bóng dầu, dính dấp. Kết cấu đẹp, mượt, mịn, thoáng thì chống nắng “yểu”. Quảng cáo thì mãi mãi là quảng cáo, chưa kể không có làn da nào giống làn da nào, nghe thì tốt nhưng dùng trên da mới cảm nhận được hiệu quả thật sự. Thế nhưng, nếu hiểu những ký hiệu và thành phần ghi trên bao bì thì bạn có thể chọn đúng ít nhất 60% rồi đấy!
Không còn là Vật lý, Hóa học. Tìm hiểu ngay cách phân loại mới “chuẩn chỉnh”
Theo cách phân loại dựa vào cơ chế hoạt động, kem chống nắng được chia thành 3 loại chính: vật lý, hóa học và lai giữa hai bạn này. Thế nhưng, cách phân loại này sớm bộc lộ nhược điểm của mình vì vốn dĩ, những thành phần như Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide dùng trong kem chống nắng vật lý không hoàn toàn phản chiếu (reflect) như chúng ta thường nghĩ. Chúng vẫn hấp thụ và chuyển hóa một phần năng lượng như các hoạt chất chống nắng hóa học.
Chính vì lý do đó, cách phân loại thứ hai dựa theo cấu tạo phân tử ra đời, được cho là tối ưu và chính xác hơn. Theo cách này, kem chống nắng được chia thành 3 loại:
– KCN chứa thành phần hữu cơ: Trong hóa học, hợp chất có chứa nguyên tử carbon gọi là hữu cơ. Các hoạt chất sau chứa carbon nên được gọi là thành phần chống nắng hữu cơ, bao gồm: Avobenzone, Octocrylene. Tinosorb S, Tinosorb M,….
– KCN chứa thành phần Vô cơ: Chứa các thành phần như Zinc Oxide và Titanium Oxide, vì chúng không chứa carbon. Được tạo thành từ kim loại và oxi.
– KCN kết hợp giữa hai thành phần này.
Có thể thấy, cách phân loại này không còn gây nhầm lẫn như phương pháp cũ. Vì thế, từ nay trở đi, Happy Skin sẽ sử dụng cách phân loại và các tên gọi này trong các bài viết của mình nhé.
Các ký hiệu thường gặp trên bao bì kem chống nắng
1.SPF
Đây là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVB của kem chống nắng, vốn nổi tiếng với khả năng gây bỏng, sạm da. Bên cạnh các kiến thức quen thuộc như: SPF30 tương đương với khả năng bảo vệ da lên đến 96.7% trong khoảng 5 tiếng, SPF50 là 98% trong khoảng 8 tiếng thì số liệu sau đây mới “đáng sợ”:
Chú thích: Không phải từ phút đầu tiên đến cuối cùng da đều được bảo vệ như nhau đâu!
2.PA/PPD
Đây là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVA của kem chống nắng, vốn nổi tiếng với khả năng gây lão hóa, nếp nhăn, nám, kết hợp với UVB gây nên ung thư da. Hệ thống chỉ số PA được điều chỉnh từ PPD (Persistent Pigment Darkening) – khả năng đo lường mức độ chống lại khả năng làm tối da của kem chống nắng.
Theo lý thuyết, một loại kem chống nắng có chỉ số PPD là 10 có khả năng chống UVA gấp 10 lần so với làn da không được bảo vệ. Các nước châu Á như Hàn, Nhật thường ghi rõ chỉ số PA trên sản phẩm của họ, còn kem chống nắng châu Âu thường là PPD.
Chú thích: Bảng quy đổi PA – PPD
3.Broad Spectrum
Chỉ số này được sử dụng phổ biến ở Mỹ và Canada, biểu thị mức độ chống nắng toàn diện của sản phẩm. 2 cụm từ này thường đi kèm với chỉ số SPF nên rất khó để xác định rõ khả năng chống tia UVA như chỉ số PPD và PA.
4.Very High Protection
Cụm từ này thường được dùng trong kem chống nắng của Úc.
– Very High Protection = SPF 50+
– High Protection = SPF 30 – 50
– Medium Protection = 15 – 25
– Low Protection = 4 – 10
Tuy nhiên cách quy định này cũng không biểu thị rõ khả năng chống tia UVA
5.Water – Resistant hoặc Waterproof hoặc Sweatproof
Chỉ số này biểu thị khả năng kháng nước của kem chống nắng, thường được cho phép ghi trên sản phẩm từ 40 – 80 phút. Tuy nhiên, không có kem chống nắng nào hoàn toàn không thấm nước hoặc không thể bị rửa trôi nên cả FDA của Mỹ và tiêu chuẩn của Úc đều hạn chế việc sử dụng 2 cụm từ Waterproof hoặc Sweatproof để tránh sự hiểu lầm của người dùng.
6.Tinted
Tinted được dùng cho các sản phẩm có màu, có khả năng điều chỉnh tông da và một số loại còn có khả năng che phủ nhẹ. Nếu không thích kem chống có màu hoặc có trang điểm thì bạn nên lưu ý cụm từ này nhé. Ví dụ như: KCN Elta MD 46 có 2 phiên bản có màu và không có màu, chỉ khác nhau mỗi chữ Tinted trên thân chai. Nếu không cẩn thận là mua lầm đấy.
7.Oil – free, Anti – shine hoặc Matte
Ra đời để phục vụ những làn da nhiều dầu, dễ bít tắc và có mụn, các sản phẩm claim 2 cụm từ này có thật sự hiệu quả?
Xét về thành phần, các kem chống nắng này sẽ không chứa dầu và các chất dưỡng ẩm quá nhiều. Thay vào đó sẽ chứa các chất có khả năng hút dầu thừa như Silicone, Aluminium Starch Octenylsuccinate, Alkyl Benzoate, bột đất sét và cồn (Alcohol Denat).
Các hoạt chất chống nắng thường được sử dụng
Trước khi đến với các hoạt chất cụ thể, chúng ta “ôn lại” một chút về các bước sóng của tia UV nhé. Tia UVB sẽ có độ dài từ 290 – 320 nm. Tia UVA, bao gồm UVA1 từ 320 – 340, UVA2 từ 340 – 400.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC HOẠT CHẤT CHỐNG NẮNG
BIỂU ĐỒ SO SÁNH CÁC HOẠT CHẤT CHỐNG NẮNG
Hi vọng qua bài viết trên các bạn sẽ hiểu thêm về những ký hiệu và thành phần thường gặp trong kem chống nắng.
Xem ngay Video “Hướng dẫn đọc hiểu kem chống nắng – Đừng tin bừa chọn đại” của Happy Skin để hiểu rõ hơn nhé.