Khi lựa chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm, bạn cần chú ý những thành phần không nên có trong sản phẩm. Bởi những thành phần này đều không mang lại lợi ích trong chăm sóc, bảo vệ. Chúng thậm chí còn có nguy cơ gây nên những thương tổn cho làn da nhạy cảm của bạn nữa đấy!
Lựa chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm như thế nào? (Ảnh: Internet)Các thành phần có trong kem chống nắng thông thường
1. Zin Oxide (ZnO) với khả năng chống tia UVA và UVB
Zin Oxide (ZnO) với khả năng chống tia UVA và UVB (Ảnh: Pinterest)Zinc Oxide trong mỹ phẩm thường được sử dụng như một chất làm dày kem, làm trắng da. Đặc biệt là được khai thác nhằm phát huy khả năng hỗ trợ chống nắng trong mỹ phẩm.
Khi được sử dụng như một thành phần trong kem chống nắng, kẽm oxide sàng lọc cả hai tia cực tím UVA (320, 400 nm) và UVB (280, 320 nm). Thành phần này có ưu điểm vượt trội:
- Ổn định trong ánh sáng mặt trời.
- Bảo vệ da khỏi tia UVA tốt hơn cả Titanium oxide.
- Khả năng chống cả tia UVA và UVB hoàn hảo.
2. Titanium Oxide
Titanium Oxide tạo thành lớp màng phản chiếu ánh nắng và tia UV ngược lại. (Ảnh: Pinterest)Giống như Zin Oxide, Titanium Dioxide cũng là thành phần kem chống nắng vật lý rất được ưa chuộng trong ngành dược mỹ phẩm. Khi thoa lên da, những thành phần này sẽ tạo thành lớp màng phản chiếu ánh nắng và tia UV ngược lại. Từ đó nó giúp bảo vệ da khỏi những tác động gây hại của ánh nắng mặt trời.
Nếu xét về nguồn gốc, Titanium Oxide thường được sản xuất từ Titan. Trong trạng thái tự nhiên, titan có dạng như phấn trắng và có độ phản chiếu cao. Vì vậy, nhược điểm Titanium Oxide là tạo ra hiện tượng vệt kem trắng này trên da. Vì vậy, công nghệ mỹ phẩm đã thu nhỏ phân tử Titanium Dioxide đến 10 – 100nm để dễ dàng tệp vào da hơn.
3. Thành phần kem chống nắng phổ rộng Avobenzone
Avobenzone là một thành phần tan trong dầu. (Ảnh: Pinterest)Avobenzone là một thành phần tan trong dầu được sử dụng trong các sản phẩm kem chống nắng. Thành phần này có thể hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA trên một bước sóng rộng. Sau đó chuyển đổi chúng sang bức xạ hồng ngoại ít gây hại. Là một trong số ít thành phần có thể hấp thụ tia UVA, Avobenzone được sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại kem chống nắng phổ rộng được dán nhãn “broad spectrum” (chống lại cả tia UVA và UVB).
Tuy nhiên, tác dụng chống nắng của Avobenzone giảm đi đáng kể theo thời gian. Tức là càng tiếp xúc với tia UV thì khả năng hấp thụ càng suy yếu. Sau 1 giờ, khả năng hấp thụ tia UVA của Avobenzone giảm xuống 36%. Chính vì vậy, thành phần Avobenzone luôn kết hợp với các thành phần chống nắng khác.
4. Thành phần kem chống nắng hóa học Oxybenzone
Oxybenzone là một hợp chất hấp thụ tia UV từ mặt trời. (Ảnh: Pinterest)Oxybenzone là một hợp chất hấp thụ tia UV từ mặt trời. Bạn sẽ thường gặp thành phần kem chống nắng này ở loại dạng kem hay dạng xịt. Với cơ chế hoạt động là chống nắng, bảo vệ làn da qua việc hấp thụ và chuyển hóa các tia cực tím. Thành phần Oxybenzone có khả năng chống lại tia UVB và một số tia UVA.
Các chuyên gia khuyên rằng, không nên sử dụng Oxybenzone nếu là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi.
5. Thành phần Octinoxate
Octinoxate được cấu tạo bởi axit sunfuric và methanol. (Ảnh: Pinterest)Octinoxate được cấu tạo bởi axit sunfuric và methanol. Đây là một phụ phẩm xăng dầu. Hỗn hợp này sẽ được làm nóng cho đến khi nó không hòa tan trong nước. Thành phần kem chống nắng có đặc điểm:
- Khả năng hòa tan trong dầu và chống lại tia UVB hiệu quả.
- Octinoxate chỉ có thể chống lại 1 phần nhỏ tia UVA. Do đó các sản phẩm có Octinoxate sẽ phải kết hợp thêm với 1 số thành phần chống tia UVA khác.
- Giảm bớt nguy cơ xuất hiện tổn thương da, sẹo trên da, giảm nguy cơ cháy nắng.
- Để đảm bảo tính an toàn khi dùng Octinoxate, thành phần này chỉ nên dùng ở mức tối đa là 7.5% nếu áp dụng tại Hoa Kỳ và 10% nếu ở các nước EU.
Các thành phần KHÔNG NÊN có trong kem chống nắng cho da nhạy cảm
1. Octisalate
Thành phần kem này hấp thụ UVB yếu. (Ảnh: Internet)Octisalate được dùng để phòng chống, điều trị các trường hợp bảo vệ da khỏi tia cực tím từ mặt trời và điều trị làn da bị cháy nắng. Thành phần kem chống nắng này hấp thụ UVB yếu. Do đó, nó thường được sử dụng kết hợp với bộ lọc UV khác vì không thể một mình tự chống lại UV. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thành phần này cũng dễ bị suy thoái.
Về độ an toàn, Octisalate có vẻ khá tốt mặc dù cũng có mối liên hệ với bệnh chàm da tiếp xúc.
2. Paraben – chất bảo quản hóa học
Paraben là chất bảo quản hóa học. (Ảnh: Internet)Một số dòng sản phẩm kem chống nắng có chứa lượng rất nhỏ các dẫn xuất Paraben. Đây là một loại chất bảo quản hóa học được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm với mục đích kháng khuẩn, kháng nấm. Tuy nhiên với làn da nhạy cảm thì tuyệt nhiên dù chỉ là lượng rất ít vẫn sẽ gây kích ứng, mẩn ngứa, nổi đỏ… cho da. Hầu hết các loại kem chống nắng hóa học đều có thành phần này. Nên với làn da nhạy cảm bạn nên ưu tiên chọn dòng sản phẩm chống nắng vật lý. .
3. Retinyl Palmitate – dẫn xuất vitamin A
Retinyl Palmitate chỉ tốt với sản phẩm dưỡng da ban đêm. (Ảnh: Internet)Đây là một trong những thành phần giúp làm chậm tiến trình lão hóa da bởi sự kích thích tế bào mới hình thành. Retinyl Palmitate sẽ cực kì tốt nếu là thành phần trong sản phẩm dưỡng da ban đêm. Nhưng khi xuất hiện trong thành phần kem chống nắng thì là cả một câu chuyện khác. Khi các tế bào còn non được hình thành nhưng ngay sau đó lại tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thì sẽ dễ dẫn đến da bị sạm màu hoặc nhiều hậu quả khác nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, tuy mang tính chất tốt nhất dường như thành phần này lại không là lựa chọn tốt nhất nên có trong sản phẩm chống nắng dành cho làn da nhạy cảm của phái đẹp.
4. Alcohol – Cồn trong kem chống nắng
Cồn rất nguy hiểm cho làn da nhạy cảm. (Ảnh: Internet)Một số loại sản phẩm chống nắng chứa thành phần cồn khô để tạo hiệu ứng khô ráo ngay sau khi bôi tránh cảm giác nhờn rít thường gặp. Tuy nhiên, cồn khô lại có khả năng làm giảm protein bề mặt nên trong thành phần tỉ lệ cồn khô càng cao sẽ càng dẫn đến việc khô da, kích ứng cho da, rút ngắn thời gian lão hóa…
Vì vậy để đảm bảo, bạn nên nói không với những mỹ phẩm có cồn nói chung và kem chống nắng chứa cho làn da nhạy cảm cồn nói riêng.
5. Lô hội hay tinh chất nha đam
Nha đam trong kem chống nắng có thể gây sạm da. (Ảnh: Pinterest)Tinh chất lô hội vốn thường được dùng trong mỹ phẩm phổ biến với công dụng làm đẹp da. Tuy nhiên nếu đưa vào kem chống nắng thì lại dễ dẫn đến nguy cơ làm da bị sạm, nám. Với da thường, lô hội trong kem chống nắng ở mức thấp dưới 3% có thể chấp nhận được. Nhưng riêng với những làn da “khó chiều” như làn da nhạy cảm thì phái đẹp nên chú ý không chọn dùng những sản phẩm đấy để tránh những tổn thương cho da.
Kem chống nắng để bảo vệ sự an toàn cho da dưới tác động của ánh nắng. Nhưng nếu như bạn không nắm rõ được tình trạng da và lựa chọn sai sản phẩm thì sao? Vậy thì vô tình bạn đang tự hủy hoại làn của mình đấy! Với những thành phần được Đẹp365 lưu ý trên đây, hy vọng bạn có thể chọn lựa được loại kem chống nắng cho da nhạy cảm phù hợp.