Làm sạch: tẩy các tế bào chết và bụi bẩn trên da. Với mục đích này, mặt nạ thường được sản xuất theo 2 dạng: dạng lột và dạng rửa.
Mặt nạ dạng lột với kết cấu sản phẩm thường là gel trong, có chất kết dính tạo nên một lớp màng mỏng lấy đi các tế bào chết, lớp sừng già ở thượng bì và bụi bẩn ở sâu bên trong lỗ chân lông giúp da mặt thông thoáng, sạch sẽ. Chúng sẽ được dùng tay bóc ra sau khi đã khô lại trên da. Tên tiếng Anh là “peel mask”. Sản phẩm này thích hợp cho da nhờn.
Mặt nạ dạng rửa có kết cấu sản phẩm thường là dạng cát và đất sét. Những hạt cát giúp làm sạch lỗ chân lông, tẩy lớp sừng chết đóng trên bề mặt da.
Lợi ích của mặt nạ có thể là tạm thời hoặc dài hạn tùy thuộc vào cách sử dụng và tính thường xuyên của việc làm này.
Trước khi đắp mặt nạ nên làm gì?Trước khi đắp mặt nạ, bạn nên tìm hiểu xem mặt nạ nào là phù hợp với da của mình. Bởi mỗi loại da và tùy thuộc vào cơ địa của từng người thì phù hợp với một loại mặt nạ khác nhau.
Chẳng hạn như nếu bạn thuộc da dầu thì cần lựa chọn mặt nạ để kiềm dầu hoặc có thể dùng nguyên liệu thiên nhiên như đắp mặt nạ lòng trắng trứng gà hay cà chua, mặt nạ bùn khoáng.
Còn nếu như bạn thuộc da khô thì cần phải chọn các loại mặt nạ dưỡng ẩm. Nếu bạn muốn trị mụn có thể tìm mặt nạ thiên nhiên như tinh bột nghệ, nha đam,…Cho dù là mặt nạ tự nhiên thì trước khi bôi lên mặt, bạn hãy thử bôi lên da tay xem có dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa hay không.
Khi đã tìm được mặt nạ phù hợp thì bạn đừng quên bước làm sạch da mặt thật kỹ. Vì chỉ có làm sạch mới loại bỏ được hết bụi bẩn, bã nhờn và giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng hơn. Đây là bước đệm để các dưỡng chất trong mặt nạ thẩm thấu nhanh qua da. Sau khi rửa mặt sạch thì bạn hãy để da mặt khô tự nhiên rồi mới đắp mặt nạ.
Khi đắp mặt nạ đừng quên bỏ qua vùng mắt, vì vùng da này thường sẽ bị lão hóa nhanh hơn nên cần phải chăm sóc. Không nên đắp mặ nạ quá dày có thể sẽ gây bí lỗ chân lông.
Thông thường thời gian chuẩn nhất để đắp mặt nạ là từ 15 phút đến 20 phút. Nếu quá lâu, mặt nạ sẽ bị khô có thể gây phản tác dụng.