Hướng dẫn trị mụn nội tiết bằng dầu hạt lanh flaxseed oil

Nếu mụn tuổi dậy thì có thể khắc phục một cách dễ dàng nhờ một quy trình chăm sóc da cơ bản nhưng điều độ và đúng cách thì mụn nội tiết lại không hề đơn giản. Nguyên nhân của mụn nội tiết – như chính cái tên của nó – nằm ở sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể chúng ta. Chính vì sự phức tạp trong điều trị mụn nội tiết nên có rất nhiều biện pháp được lưu truyền nhằm giải quyết vấn đề đau đầu này, trong đó sử dụng dầu hạt lanh là phương pháp trị mụn nội tiết hiệu quả và an toàn.


Hướng dẫn trị mụn nội tiết bằng dầu hạt lanh flaxseed oil

Axit Linoleic và chứng viêm da

Hầu hết chúng ta đều có một chê độ ăn uống tiêu thụ nhiều axit béo omega-6 như axit linoleic và axit arachidonic so với omega-3 như axit alpha linolenic, axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

Vấn đề là axit linoleic và các chất béo omega-6 khác chỉ cần được cung cấp trong chế độ ăn uống của chúng ta với số lượng nhỏ. Việc sử dụng quá nhiều omega-6 so với omega có thể tạo ra sự dư thừa của prostaglandin series 2. Những prostaglandin này liên quan đến nhiều loại bệnh viêm khắp cơ thể chúng ta.

Đặc biệt đối với các vấn đề về da như mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến, ăn quá nhiều chất béo omega-6 được xem là yếu tố gây bùng phát cho nhiều người bị bệnh.

Với các loại dầu thực vật giàu axit linoleic như ngô, hướng dương, hạt bông và dầu đậu tương được bổ sung vào một tỷ lệ ngày càng tăng của các loại thực phẩm siêu thị đã qua chế biến trong những năm gần đây, càng ngày càng khó tránh được mức axit béo omega-6 cao trong bữa ăn của chúng ta.


Cải thiện mụn với Alpha Linolenic Acid

Mặt khác, chất béo Omega-3 được sử dụng để tạo ra prostaglandin series 3, có thể có tác dụng kháng viêm trên cơ thể, bao gồm cả da. Nhiều báo cáo cho thấy những cải thiện đáng kể trong một loạt các vấn đề về da khi họ tăng lượng axit béo omega-3 trong bữa ăn và thậm chí thoa lên da mặt.

Alpha linolenic acid là axit béo omega-3 mẹ và có thể chuyển đổi thành EPA và DHA. Trong đó, ALA có nhiều đặc tính có lợi cho da được sử dụng như là một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, đó là EPA và DHA cần thiết cho việc tạo ra prostaglandin kháng viêm.

Các vấn đề về đỏ da và bong tróc cũng thường được cải thiện đáng kể bằng cách tăng lượng việc hấp thu các thực phẩm giàu omega-3 như dầu hạt lanh hữu cơ. Một nghiên cứu trên 2 nhóm phụ nữ sử dụng dầu hạt lanh trong 12 tuần cho thấy việc sử dụng thành phần này có đem lại một số hiệu quả cho da gồm việc giảm đáng kể các vấn đề như da bị kích ứng, tình trạng ửng đỏ giảm đáng kể. Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp dầu bơ và dầu cá (hoặc dầu hạt lanh) cho da có thể mang lại lợi ích to lớn cho người bị cả hai tình trạng chàm và vảy nến.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, dầu hạt lanh sẽ không hiệu quả trong việc điều trị mụn cho tất cả mọi người vì không phải cơ thể của mọi người có thể chuyển đổi ALA. Ví dụ, hầu hết những người bị bệnh tiểu đường hoặc tâm thần phân liệt thiếu khả năng này. EPA và DHA có thể được tìm thấy trong dầu cá sẽ là nguồn omega-3 thích hợp hơn đối với những người gặp tình trạng khó chuyển đổi ALA thành EPA và DHA.


Dầu hạt lanh đối với việc điều hòa hormone

Theo bác sĩ Sahelian, hạt lanh là một trong những nguồn giàu nhất của lignans. Lignans là một hóa chất được tìm thấy trong thành tế bào thực vật. Lignans dường như tác động tích cực đến các vấn đề liên quan đến hormone, đôi khi có thể gây ra mụn trứng cá.

Lignans có thể đặc biệt hữu ích vì chúng dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Trong khi các nghiên cứu lâm sàng trên lignan cụ thể được tìm thấy trong hạt lanh là rất nhỏ, các nhà nghiên cứu đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra lợi ích có thể của lignan, báo cáo Trung tâm Công nghiệp Sản phẩm tự nhiên và dinh dưỡng. Lignan chính được tìm thấy trong hạt lanh là secoisolariciresinol diglycoside.

Có thể nói, dầu hạt lanh có thể đem lại một số lợi ích cho việc điều hòa hormone cho cơ thể, song về hiệu quả kháng viêm cho mụn, dầu cá mới là lựa chọn phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, với các lợi ích trên, về cơ bản, bạn vẫn có thể bổ sung dầu hạt lanh vào các bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng để cung cấp omega-3 có ích cho việc trị mụn.

Ngoài việc sử dụng dầu hạt lanh tự nhiên vào bữa ăn, bạn cũng có thể bổ sung dầu hạt lanh thông qua thực phẩm chức năng. Thời gian đầu, khi uống viên dầu hạt lanh, nên bắt đầu với liều lượng 1 viên 1 ngày. Sau đó, khoảng 10 ngày, có thể tăng dần lên 2 – 3 viên/ngày và nên uống sau khi ăn.

Bên cạnh đó, chỉ nên uống dầu hạt lanh trong 3 – 6 tháng, còn sau đó muốn tiếp tục sử dụng thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Gợi ý một số thực phẩm chức năng chứa dầu hạnh lanh

Natural Cold Pressed Flaxseed Oil


Blackmores Anti-inflammatory Flaxseed Oil


Spring Valley Flaxseed Oil



Hướng dẫn ngăn ngừa mụn nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt

Hướng dẫn ngăn ngừa và trị mụn nội tiết cho da nhạy cảm

Bình luận bài viết
Bài viết liên quan