Ngày 20.08.2018, Pepsico công bố mua lại SodaStream, công ty sản xuất máy làm nước khoáng có ga tại nhà, với mức giá 3,2 tỉ đô la Mỹ. Pepsico tin rằng, tương lai của soda không phải là những lon nhôm đóng nhà máy, mà là nước khoáng có ga được tự làm ngay tại nhà.
Pepsi bỏ ra 3,2 tỉ đô la Mỹ, tương đương 144 đô la Mỹ cho một cổ phiếu, để mua lại công ty sản xuất máy làm nước khoáng có ga tại nhà SodaStream - Ảnh: John Sciulli/Getty Images
Ngày 20.08.2018, Pepsico công bố mua lại SodaStream, công ty sản xuất máy làm nước khoáng có ga tại nhà, với mức giá 3,2 tỉ đô la Mỹ.
Pepsi tin rằng trong tương lai, nước khoáng có ga sẽ được làm ra ngay tại nhà thay vì được đóng gói trong lon nhôm tại các nhà máy. Ngày 20.08.2018, “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát công bố công ty đang bỏ ra 3,2 tỉ đô la Mỹ, tương đương 144 đô la Mỹ cho mỗi cổ phiếu, để mua công ty sản xuất máy làm nước khoáng có ga tại nhà SodaStream.
Pepsi dự định sẽ thực hiện đầu tư bằng tiền của chính mình. Công ty định giá SodaStream cao hơn 32% so với mức giá trung bình có trọng số (VWAP) 30 ngày và cao hơn 10% giá đóng cửa ngày 17.08.2018.
“PepsiCo và SodaStream là một sự kết hợp mang lại nhiều cảm hứng,” CEO Indra Nooyi của Pepsi phát biểu trong tuyên bố sáng ngày 20.08. “Daniel và đội ngũ lãnh đạo của ông đã xây dựng một công ty phi thường, giúp người tiêu dùng tự tay làm được món đồ uống có hương vị tuyệt vời, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải phát sinh”.
Daniel Birnbaum, giám đốc điều hành của SodaStream, tuyên bố: “Tôi rất vui vì đội ngũ của mình được tiếp cận khả năng và nguồn lực rộng lớn của PepsiCo để phát triển lên một tầm cao mới. Đây là tin tuyệt vời cho người tiêu dùng, nhân viên và đối tác bán lẻ của chúng tôi trên toàn thế giới.”
Thương vụ với Pepsi là một bước ngoặt tích cực với SodaStream. Trong chia sẻ với Forbes năm 2012, Birnbaum cho rằng ngành công nghiệp nước giải khát đóng chai là "thiếu sót" và "sai lầm". Đi ngược lại tư tưởng trên, cuối năm 2014, vị CEO này ký hợp đồng với Pepsi, thực hiện thử nghiệm phiên bản Pepsi và Sierra Mist sản xuất tại nhà.
Những năm gần đây, công ty tập trung định vị bản thân thành một “giải pháp chăm sóc sức khỏe” và “nhà sản xuất thiết bị tự làm nước khoáng có ga hàng đầu”. Thay vì máy làm soda, SodaStream tích cực quảng bá cho máy làm nước khoáng Xenxe (một loại nước khoáng có ga tốt cho sức khỏe) tại nhà. Chiến lược này đã thành công và đem lại cổ tức cho các nhà đầu tư.
Cổ phiếu của SodaStream từ mức 13 đô la Mỹ một cổ phiếu đầu năm 2016, đã tăng hơn 84% giá trị chỉ trong năm 2018. SodaStream báo cáo lợi nhuận quý gần nhất cao gấp đôi so với con số ước tính của Wall Street. Công ty cũng nâng mức dự báo lợi nhuận năm gấp ba lần.
Nguyên do chính khiến Pepsi sẵn lòng đặt cược hàng tỉ đô la Mỹ vào SodaStream nằm ở định hướng tập trung vào nước có ga của tập đoàn, bởi người tiêu dùng đã không còn mặn mà với soda nữa. Pepsi đã cố gắng xây dựng vị thế trong lĩnh vực nước khoáng Xenxe bằng dòng nước khoáng có ga Bubly. Thương hiệu này ra mắt vào tháng hai năm nay, một năm sau khi Pepsi tung ra dòng nước đóng chai cao cấp LIFEWTR. Việc mua lại SodaStream sẽ tăng sức nặng cho hãng trong phân khúc thị trường này.
“SodaStream sẽ bổ sung và gia tăng đáng kể hoạt động kinh doanh của công ty, làm phong phú thêm danh mục nước giải khát đang phát triển của Pepsi, đồng thời thức đẩy khả năng cung cấp thức uống cá nhân tại nhà trên toàn thế giới,” Ramon Laguarta, CEO của Pepsi, nhận định trong một thông cáo ngày 20.08.2018.
Giao dịch đã xúc tiến được vài tuần, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 01.2019, theo thông tin từ CNBC.
Nhà đầu tư của Wall Street đang rất hài lòng với sự kiện này. Cổ phiếu SodaStream đã tăng 10% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa ngày 20.08; trong khi đó, giá trị cổ phiếu Pepsi chỉ tăng 0,5%.