Esperio: Trong dài hạn Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm nguồn cung phân bón từ Nga

Thông tin chi tiết hơn có sẵn trên Trang Web Của Nhà môi Giới Esperio

Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt đối với Nga vì quốc gia này có thể sản xuất nhiều phân bón phức hợp từ DAP/MAP. Mặc dù cũng là một trong 50 quốc gia chịu ảnh hưởng của việc giá lương thực và phân bón tăng, nhưng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Việt Nam có thể sẽ vượt qua cú sốc giá này vào năm 2023.

Lê Ngọc Ánh, Trưởng phòng phân tích Esperio


Chi phí cung cấp dinh dưỡng tiếp tục suy giảm so với mức cao nhất vào tháng 4/2022 khi sự gián đoạn nguồn cung phân bón xảy ra trên quy mô toàn cầu sau khi Nga xâm chiếm Ukraine và chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. Mặc dù lệnh trừng phạt không nhắm vào xuất khẩu phân bón từ Nga, nhưng hoạt động xuất khẩu này đã bị gián đoạn do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau đến từ việc lệnh trừng phạt được áp đặt chẳng hạn như khó khăn trong việc thanh toán đối với ngân hàng của Nga và việc gián đoạn vận chuyển do hầu hết phân bón xuất khẩu bị kẹt tại cảng của các nước vùng Baltic và châu Âu, là nơi hàng hóa của Nga đang bị tắc nghẽn. Các vấn đề về bảo hiểm cũng được đưa ra thảo luận vì hầu hết các công ty phương Tây đều có thể cung cấp bảo hiểm tài chính như vậy để đảm bảo cho các chuyến hàng.
 
Các nhà phân tích của Esperio Broker tin rằng, Việt Nam và một số nhà sản xuất phân bón ở châu Á khác có thể sẽ hưởng lại từ một số thị trường mà Nga và đồng minh Belarus chiếm ưu thế trước khi lệnh trừng phạt được đưa ra. Việt Nam đã sản xuất gần 4,3 triệu tấn phân bón hóa học vào năm 2021, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng phân hóa học sản xuất năm 2020 ở mức 4,16 triệu tấn, tiêu thụ gần 4,76 triệu tấn, thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Xuất khẩu phân bón hóa học năm 2022 đạt 1,7 triệu tấn, tăng 26% về sản lượng so với năm 2021 và tăng hơn 80% về giá trị xuất khẩu lên đến hơn 1 tỷ USD do giá phân bón tăng chóng mặt trong năm 2022. Trên thực tế, Việt Nam là một nhà sản xuất phân bón đã mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Pháp, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Mexico và Peru, và những thị trường này trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Đây là sự dịch chuyển đáng chú ý so với cơ cấu giá trị xuất khẩu phân bón trong năm 2020, khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu phân bón sang các nước láng giềng như Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và một số nước khác.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang kêu gọi các nhà sản xuất địa phương tăng sản lượng phân bón. Trong khi đó, 112 nhà máy đã đóng cửa trong năm 2022 do chi phí đầu vào tăng cao và hiện chỉ còn 792 nhà máy. Với một số nỗ lực đầu tư, các nhà máy này có thể hoạt động trở lại sau khi các cơ quan chức năng đưa ra các quyết định cần thiết. Thị trường phân bón trong nước có tính cạnh tranh cao khi 5 doah nghiệp hàng đầu chiếm 26% thị phần. Các doanh nghiệp này có thể được hỗ trợ bằng các lợi ích về thuế hoặc các ưu đãi khác để tăng xuất khẩu nhằm chinh phục thị trường phân bón toàn thế giới.
 
Thị phần phân bón của Nga trên toàn thế giới dự kiến sẽ giảm từ 1 đến 1,2% trong năm 2023 từ mức 12,5% vào năm 2021. Nga cũng đã giảm nguồn cung sản lượng phân bón khoáng sản gần 2,5% vào năm 2022 trong khi sản lượng phân bón kali là đem lại lợi nhuận nhiều nhất của Nga đã giảm gần 30%. Tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi khi các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với các nhà sản xuất kali Belaruskali từ Belarus, cùng với quyết định của Trung Quốc, nhà sản xuất phân đạm và phốt-phát lớn, áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu phân bón để hỗ trợ nhu cầu trong nước. Nga cũng đưa ra hạn chế xuất khẩu phân bón nitơ trong 5 tháng đầu năm 2023. Tiêu thụ phân bón gia tăng ở Nga và thuế hải quan cao đối với xuất khẩu phân bón cũng có thể hạn chế xuất khẩu từ Nga, nhưng đây được xem như là không phải sự thiếu hụt lớn khi vì gần như giá phân bón có thể về quanh mức năm 2021. Do đó, xuất khẩu sang thị trường châu Âu có thể cực kỳ hấp dẫn trong năm nay và những năm tiếp theo do nguồn cung vẫn còn khá hạn chế mặc dù giá khí đốt giảm đã giúp các nhà sản xuất phân bón ở châu Âu hoạt động trở lại. Thuế carbon ở EU và Hoa Kỳ nhằm đánh vào khí thải nhà kính dự kiến sẽ sớm được áp dụng, điều này sẽ khiến các nhà sản xuất phân bón của Nga càng trở nên kém cạnh tranh hơn so với Việt Nam.