Những giờ học vui nhộn, đầy màu sắc Không đóng khung giờ học trong những trang giáo án hay sự gò bó của khuôn phép giáo dục, những giờ học của cô Huyền Trân vào mỗi buổi sáng hay chiều đều mang đến cho học sinh sự vui nhộn đầy hứng khởi. Những giờ học “sắc màu” ấy có thể là những buổi cho trẻ tự khám phá vườn rau trước sân, có thể là tiết học nhận biết về màu sắc và các loại hoa; trò chơi với cát, hay đơn giản chỉ là việc nhận biết công năng của các đồ chơi trong sân trường… Mọi hoạt động đều rất bình thường, nhưng các buổi học ngoài sân trường ấy mang đến rất nhiều điều hay lạ cho học sinh.Có mặt tại một giờ dạy ngoài sân trường của cô giáo Huyền Trân, tôi thật sự ngỡ ngàng khi thấy các em học sinh trong độ tuổi 25-36 tháng, độ tuổi cứ ngỡ chỉ biết ngồi trong lớp, vui chơi với các thứ đồ chơi như xe ô tô, xếp hình, câu cá, chơi đồ hàng, thì ngược lại ở tiết học khám phá thiên nhiên, các em đã thật sự thích thú và tiến tới chủ động với những gì mình trải nghiệm được.Nhận thấy nhận thức của trẻ có cơ hội được nảy sinh và phát triển từ những hoạt động đó một cách đầy đủ hơn, cô giáo trẻ Huyền Trân đã không ngừng xây dựng các bài giảng trong lớp có sự lồng ghép và liên hệ thực tế với ngoài sân trường như: trò chơi “gieo hạt”, trò chơi “mèo đuổi chuột”, chơi với cát, với nước…, qua đó tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết của trẻ về các sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh.Thân thiện với học sinh trong lớp họcChia sẻ về những đổi mới trong phương pháp dạy trẻ những kỹ năng đầu đời, cô giáo trẻ Huyền Trân cho biết: Thực tế, để định hình và phát triển nhận thức của trẻ 25-36 tháng trong hoạt động vui chơi ngoài trời một cách đầy đủ cần rất nhiều yếu tố. Ngoài sự vận dụng linh hoạt các tình huống, bài học khám phá hay vui chơi thì người giáo viên cần phải xây dựng được hệ thống các trò chơi vận động rèn luyện phản xạ, nhận thức theo các mức độ từ dễ đến khó cho trẻ.Kỳ công xây dựng “sân chơi” cho trẻVui chơi càng mang tính chất tự nguyện bao nhiêu thì càng phát huy ở trẻ sự nhận thức tích cực, chủ động và nảy sinh nhiều sáng kiến bấy nhiêu. Hiểu và nắm được cốt lõi của giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non như vậy nên ngay từ khi bước chân vào với nghề giáo, cô giáo trẻ Huyền Trân đã không ngừng tự tìm tòi các giải pháp giáo dục trực quan, thực tế và sinh động nhất, dễ hiểu nhất cho học sinh của mình.Có những hôm, chỉ với mục đích là xây dựng tình huống, tìm kiếm một chủ đề (ví dụ cách thức con bướm bay, đậu lên bông hoa) để đưa các cháu vào bài học mà mình mong muốn, Huyền Trân đã phải bỏ công cả nửa ngày, thậm chí là một ngày trời để chuẩn bị, xây dựng phương pháp. Từ việc nhận biết hình dạng con bướm như thế nào, màu sắc ra sao qua máy vi tính chiếu cho các em xem trước, cô tiến đến việc xây dựng hình ảnh đồ họa sinh động con bướm đang bay, đậu lên bông hoa như thế nào… để khi đưa các em ra thực tế cuộc sống, cách em dễ dàng nhận biết và tiếp thu ngay.“Những bài học nhìn vào ngỡ rất đơn giản, nhưng để cho trẻ trong lứa tuổi 25-36 tháng nhận biết, hiểu, thích thú để theo đuổi, quan sát hoặc tìm tòi vào những buổi học sau là điều không dễ dàng. Kết quả, trẻ thu nhận được gì sau những giờ học ngoài sân trường như vậy mới là điều quan trọng”- cô giáo Huyền Trân chia sẻ.Thực tế, khi xây dựng sáng kiến “Phát triển nhận thức của trẻ 25-36 tháng trong hoạt động vui chơi ngoài trời” nhằm mang đến cho trẻ sự cảm nhận một cách đầy đủ các hiện tượng, sự việc của cuộc sống quanh trẻ một cách sống động, Huyền Trân đã phải tích hợp rất nhiều giải pháp thực hiện, cũng như cách xây dựng hệ thống trò chơi cho trẻ từ dễ đến khó.Cô Hồ Thị Hiệp - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Mai 2 nhận định: Nhận thức là một yếu tố quan trọng trong hầu hết các quá trình hoạt động của trẻ. Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và hoạt động vui chơi ngoài trời tạo ra sự biến đổi đáng kể trong các hình thức chơi của trẻ. Điều này quyết định sự phát triển nhận thức ở lứa tuổi nhà trẻ.Anh Tú
Nét văn hóa Đà Lạt 4-08-2018, 21:30