Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh điều nay khi phát biểu tại phiên làm việc sáng nay (12/3) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Biên soạn SGK phải thực hiện đúng quy trìnhTrong việc biên soạn, Bộ cũng đã có hướng dẫn điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự của những người tham gia sách giáo khoa chứ không phải cứ ai viết cũng được. Trong quá trình chọn sách giáo khoa qua Hội đồng thì dù sách của Bộ chỉ đạo ban hành hay sách của tổ chức, cá nhân - Bộ trưởng vẫn phải ký để ban hành sách đó, như vậy thống nhất trong toàn quốc.Bộ trưởng Phùng Xuân NhạTheo Bộ trưởng, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này khác căn bản với lần trước. Lần trước đổi mới từ sách giáo khoa nên mọi người mới nghĩ sách giáo khoa là cơ sở pháp lý để tất cả các việc phải đi theo, thậm chí các giáo viên dựa vào sách giáo khoa để giảng dạy và tiếp cận kiến thức.Còn lần này là chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Theo đó soạn các chương trình môn học chi tiết là nội dung quan trọng.“Theo chỉ đạo Nghị quyết 88 của Quốc hội và của Chính phủ, chúng tôi chỉ đạo các chuyên gia bám sát và xây dựng khung để 80% thống nhất toàn quốc, đây là pháp lệnh, còn 20% có tính linh hoạt ở các địa phương. Như vậy chương trình tổng thể, chương trình môn học đã được bàn soạn xin ý kiến kỹ” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.Bộ trưởng cho biết, cuối năm 2018 Bộ ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới. Cho đến nay, chương trình này đã được các địa phương và các cơ sở giáo dục bắt đầu triển khai. Do vậy, sách giáo khoa rất khác với đợt trước, sách giáo khoa thể hiện cụ thể mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, chương trình có tính pháp lệnh và thống nhất trên toàn quốc.Cũng theo Bộ trưởng, khi biên soạn sách giáo khoa là cả một công nghệ rất chi tiết và huy động lực lượng các nhà khoa học, các nhà giáo có kinh nghiệm qua các quy trình từ biên soạn, thử nghiệm, biên tập, chế bản, đồ họa, in ấn, phát hành rất công phu, khác hẳn với phát hành sách thông thường.Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạn chứ Bộ không phải đứng ra làm sách riêng, đây là chỉ đạo biên soạn để có bộ sách chủ động, khi đến tiến độ thì có sách rồi. Bên cạnh đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn nhưng phải bám vào chương trình giáo dục đã được ban hành.Trong quá trình biên soạn phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục, trình tự theo quy định. Khi có bản thảo phải được thực hiện bởi Hội đồng thẩm định quốc gia thống nhất chung cho toàn quốc, để tạo sự bình đẳng giữa cuốn sách mà Bộ chỉ đạo với các cuốn sách của các tổ chức, cá nhân.Theo Bộ trưởng, trong thực tế cũng có một số khó khăn, khi một bộ sách thống nhất cho toàn quốc thì đương nhiên các đơn vị thực hiện, nhưng cũng có một số sách tới đây Bộ có Hội đồng thẩm định quốc gia ban hành thì có thể một số địa phương, một số trường chọn lựa sách đó.Biên soạn sách giáo khoa là cả một công nghệ rất chi tiết và huy động nhiều nhà khoa học. Ảnh minh họaNhà xuất bản phải rà soát các chi phí theo hướng tính đúng, tính đủChúng tôi đang xây dựng một thông tư để hướng dẫn trên nguyên tắc khoa học và thực tiễn. Cho đến bây giờ, chúng tôi đang thực hiện đúng theo Nghị quyết 88 là biên soạn một bộ sách để sớm đáp ứng được tiến độ. Chúng tôi đang tập trung các nhà khoa học, các trí tuệ trong toàn quốc. Do vậy được hiểu bộ sách này là bộ sách chung không phải của bộ sách của Bộ.Bộ trưởng Phùng Xuân NhạLiên quan đến vấn đề giá sách giáo khoa, Bộ trưởng trao đổi: Mặc dù cũng như các mặt hàng theo quản lý giá của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và kê khai, nhưng sách giáo khoa là mặt hàng rất nhạy cảm.“Trước đó Quốc hội đã yêu cầu giải trình về sách giáo khoa và giá sách giáo khoa độc quyền. Qua thực tiễn chúng tôi thấy bất cập, 8 năm chưa tăng mà vẫn theo định mức cũ, nên khi Nhà xuất bản đề nghị chúng tôi thống nhất về chủ trương và xin ý kiến của Ủy ban điều chỉnh giá và Bộ Tài chính” – Bộ trưởng nói.Tuy nhiên theo Bộ trưởng, nếu điều chỉnh giá trước hết phải tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch. Đồng thời phải thực hiện truyền thông tốt, trước, trong và sau tăng giá, vì đây là mặt hàng rất nhạy cảm, nếu không chuẩn bị kỹ sẽ tạo ra hệ lụy rất lớn.Bộ trưởng cho biết, có yêu cầu nhà xuất bản dừng lại khâu xin chủ trương và tự kê. “Chúng tôi không đặt vấn đề không tăng hay có tăng mà đặt vấn đề nhà xuất bản phải rà soát các chi phí hiện nay theo hướng tính đúng, tính đủ và không độc quyền, trên cơ sở đó chúng tôi sẽ xem xét và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, lúc đó thực hiện theo đúng quy trình và đúng chủ trương. Sau đó xin ý kiến Chính phủ để thực hiện theo đúng Luật Giá và theo quy định” – Bộ trưởng cho hay.Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, giáo viên dạy theo chương trình mới không nhất thiết phải bám chặt vào sách giáo khoa, còn nhiều tài liệu khác để khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp. Điểm mấu chốt của đổi mới chương trình lần này là khuyến khích đổi mới phương pháp dạy và học. Vì vậy, chương trình thống nhất cho toàn quốc và có tính pháp lệnh.Minh Phong
Tăng cường hợp tác nâng cao chuỗi giá trị nông sản 19-06-2018, 12:30