Nghịch lý phân bổ ngân sách

Nghịch lý phân bổ ngân sách
Nguồn ngân sách cho giáo dục cần tập trung có trọng điểm để đạt được hiệu quả tối đa trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐTGD&TĐ - Cả 2 nguyên cán bộ lãnh đạo của Bộ GD&ĐT là GS. VS. NGND Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng và TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ GD ĐH, đều có chung nhận định ngắn gọn về quyền phân bổ ngân sách cho giáo dục hiện nay: Bất hợp lý.Lộn xộn- Hiện phần ngân sách do Bộ GD&ĐT làm đầu mối trực tiếp quản lý chỉ chiếm khoảng gần 5% trong tổng số ngân sách Nhà nước cho ngành GD. Ông nghĩ gì khi rất nhiều người, trong đó có ngành GD chưa rõ bức tranh phân bổ tài chính của ngành ra sao?- GS Phạm Minh Hạc: Thời chúng tôi công tác, đất nước còn rất khó khăn. Phần ngân sách dành cho GD trong tổng ngân sách Nhà nước khoảng 5%, rất nhỏ. Nhưng khác là ngành GD lúc đó được tham gia trực tiếp vào phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách đó. Bây giờ quyền đó đã chuyển sang Bộ Tài chính và nhiều người cả trong và ngoài ngành GD đều nhận thấy sự phân công này có nhiều điểm bất hợp lý. Bởi ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý Nhà nước một ngành với hơn 1 triệu CBQL, giáo viên và khoảng 24 triệu HSSV nhưng không nắm được tiền thì khó vô cùng.
GS.NGND Phạm Minh HạcKhoản tiền trong tổng số 20% ngân sách Nhà nước cho GD hiện chủ yếu được Bộ Tài chính rót trực tiếp về cho địa phương. Tuy nhiên, tôi được nghe phản ánh, cũng như được biết từ các phương tiện thông tin đại chúng, có địa phương tiền về chỉ đủ trả lương; hoặc cuối năm tiền mới về nên chi tiêu rất cập rập, trong khi trong năm có nhiều thứ cần có kinh phí mới thực hiện được.Có thể thấy, ở thế kỉ này rồi mà nhiều trường học của chúng ta cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn. Thậm chí những trường nổi tiếng trên cả nước, ở thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM cũng chưa thực sự có đủ phòng thí nghiệm, thực hành. Muốn có phòng thí nghiệm thì cần có phòng ốc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ thầy cô phụ trách…, tất yếu cần phải có kinh phí đầu tư.Tôi thấy, về vấn đề này, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ nên thảo luận kĩ, lắng nghe ý kiến để có sự phân công cho hợp lý, làm cho GD thuận lợi hơn, đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới.TS Lê Viết Khuyến: Bản thân tôi cũng không rõ đường đi của kinh phí cấp cho GD chi tiết như thế nào. Bức tranh chung về vấn đề này dường như còn lộn xộn. Tôi nhớ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong một cuộc họp cũng trăn trở, bản thân ông là Bộ trưởng cũng chưa nắm một cách đầy đủ 20% ngân sách dành cho GD được phân bổ ra sao.Vì sao tôi nói lộn xộn? Trước hết nói về chức năng nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT cụ thể là gì?
TS Lê Viết KhuyếnThể chế trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, một Bộ làm nhiệm vụ quản lý chung toàn bộ hoạt động của ngành phụ trách. Nhưng nay, các Bộ chỉ làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực mình được phụ trách, đó là một cách tiếp cận khác.Vấn đề ở chỗ: Thế nào là quản lý Nhà nước thì dường như mỗi người hiểu mỗi cách. Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT quản lý Nhà nước về GD là chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chính sách GD, định hướng phát triển về GD. Bộ GD&ĐT phải đưa ra chiến lược phát triển về GD, các chuẩn, quy chuẩn...; trong đó có chuẩn mực về học thuật, về tài chính, con người...Như vậy, Bộ GD&ĐT không nhất thiết phải nắm tiền, nhưng phải là đầu mối lên kế hoạch về nguồn tiền cần cho GD-ĐT. Thực tế thì không phải vậy. Cũng như hiện Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà nước về tài chính; nhưng nội hàm của quản lý Nhà nước về tài chính là gì thì cũng không được làm rõ. Bởi vậy mà Bộ Tài chính trở thành một “siêu bộ”. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm tổng thể giám sát sự phát triển của ngành, nhưng không có cơ chế nào cho phép Bộ GD&ĐT biết và giám sát việc phân bổ ngân sách thực tế cho GD-ĐT đối với các trường ở địa phương và các Bộ khác.
Sự điều phối ngân sách cho GD cần được tập trung về đơn vị quản lý trực tiếpPhân quyền chia “chiếc bánh” ngân sách đã hợp lý?- Có ý kiến cho rằng, việc phân bổ ngân sách cho ngành GD vẫn theo kiểu “chia bánh”, cứ mỗi Bộ, ngành, địa phương một ít. Các Bộ và địa phương xài hết tiền, Bộ GD&ĐT không nắm được nhưng cuối cùng phải chịu trách nhiệm giải trình trước Quốc hội. Ông nghĩ sao về ý kiến này?- GS Phạm Minh Hạc: Nguyên tắc sử dụng tài chính của chúng ta là công khai, minh bạch, nhưng thực hiện trong GD còn chưa triệt để. Dành cho GD 20% tổng ngân sách thực sự là một cố gắng rất lớn của Nhà nước ta, là sự quan tâm rất đáng trân trọng dành cho GD. Nhưng lạ là, trên thực tế, diễn biến chi tiêu của 20% ấy như thế nào thì đến lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng không được biết tường tận.Tôi nhớ, 5% ngân sách Bộ GD&ĐT nắm trong số 20% ngân sách dành cho GD từng được ông Nguyễn Thiện Nhân trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói trước Quốc hội. Ấy vậy mà, đến nay đã qua 2 “đời” Bộ trưởng nữa mà mọi việc vẫn không có gì thay đổi.Tôi cho rằng, việc Bộ GD&ĐT chỉ nắm gần 5% là không hợp lý. Tôi cũng cho rằng, ngân sách chi cho GD là chỉ dùng cho các trường thuộc hệ thống GD quốc dân. Hiện nay, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn chúng ta còn lẫn lộn, nhưng đã đến lúc cần giải quyết lại cho ổn thỏa. Điều này, Trung ương, Chính phủ phải xem xét. Chúng ta đã để như vậy quá lâu, đến giờ đã rất bất cập rồi.- TS Lê Viết Khuyến: Như tôi đã nói ở trên, chính việc cụ thể hóa về quản lý Nhà nước chưa rõ nên mới dẫn đến việc lộn xộn như vậy. Việc phân bổ tiền đâu có xuất phát từ đề nghị của ngành GD mà thuộc về Bộ Tài chính. Thế nhưng, tất cả mọi chuyển động GD, từ thượng vàng hạ cám, người ta đều yêu cầu Bộ GD&ĐT phải giải trình; như là coi Bộ GD&ĐT quản lý trực tiếp mọi thứ liên quan đến GD chứ không phải là quản lý Nhà nước về GD. Đó là cách hiểu sai hoàn toàn.Như sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Nếu đã phân cấp cho địa phương tổ chức thì người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm, sao lại đổ hết lên đầu ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Bộ trưởng cũng không có quyền kỷ luật giám đốc Sở GD&ĐT, hay trưởng phòng GD&ĐT nếu họ có sai phạm. Trừ cái sai xuất phát từ quy trình, quy chế thi - cái đó do Bộ GD&ĐT xây dựng - thì Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm.Với ý kiến cho rằng, việc phân bổ ngân sách cho GD vẫn theo kiểu “chia bánh”. Nhưng “chiếc bánh” đó ai chia? Quyền này hiện nay thuộc về Bộ Tài chính, vậy thì Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm. Đến cấp thấp hơn thì do địa phương, cũng không phải do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.Cần điều phối chung- Theo ông, Bộ GD&ĐT với tư cách là Bộ quản lý ngành có nên tham gia chỉ đạo phân bổ ngân sách của ngành hay không? Liệu việc phân bổ ngân sách GD cho từng địa phương mà thiếu một sự điều phối chung có tạo ra bất cập?- GS Phạm Minh Hạc: Như trên tôi đã nói, tình hình rất không ổn, bất cập. Riêng về GD mà mấy Bộ cùng tham gia vào, Bộ thì quản tiền, Bộ thì quản biên chế nhân lực, Bộ GD&ĐT chỉ lo chương trình thì làm sao quản lý Nhà nước về GD có hiệu quả.Tôi nghĩ rằng, không chỉ tài chính mà cả vấn đề nhân sự ngành GD, tất nhiên nên có sự phối hợp với các Bộ ngành liên quan, nhưng người chủ trì điều phối phải là Bộ GD&ĐT. Chỉ ngành GD mới hiểu rõ cần làm gì, ai làm, từ đó mới sử dụng đồng tiền hiệu quả, đúng mục đích. Tất nhiên, quyết định chung phải do Trung ương, Quốc hội và Chính phủ.- TS Lê Viết Khuyến: Từ những bất cập trong phân bổ tài chính cho GD hiện nay, rõ ràng cần có một điều phối chung về hoạt động này. Cụ thể, Bộ GD&ĐT phải là cơ quan xác định ngân sách chi cho GD; quy định ngân sách phân bổ cho từng lĩnh vực cụ thể cho GD. Sau đó, Bộ Tài chính căn cứ vào đó để phân bổ ngân sách về các Bộ chủ quản khác và địa phương. Khi ngân sách về địa phương thì chi tiết hóa phải do địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm. Nếu làm như vậy sẽ triệt tiêu được cơ chế xin cho.Nguyên tắc phân chia là căn cứ vào kế hoạch phát triển GD. Quy định phân bổ chi tiết tài chính đến đầu mối bộ ngành, địa phương do Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm, căn cứ trên dự toán trong kế hoạch chung toàn ngành và dự toán kinh phí của các đơn vị đầu mối chứ không theo kiểu bốc thuốc.Hiếu Nguyễn (thực hiện)