Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ của trẻ, chuẩn bị cho trẻ và lớp 1.Bậc học mầm non còn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn trong đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô, yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục mầm non (CSGDMN) trong bối cảnh mới.Giáo viên và CBQL CSGDMN là nhân tố quyết định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong các CSGDMN. Đại đa số GVMN có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, giàu lòng yêu nghề, yêu trẻ, có năng lực tổ chức quản lý các hoạt đọng chăm sóc và giáo dục trẻ trong các cơ sở CSGDMN.Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới GDMN đội ngũ GVMN còn một số hạn chế bất cập: thiếu số lượng giáo viên, hạn chế về chất lượng; một số GVMN còn thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nhận thức về vị trí, vai trò trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao...Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 33/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025” nhằm tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ; khắc phục những tồn tại bất cập của đội ngũ giảng viên, giáo viên và CBQL CSGDMN trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của GDMN.Mục tiêu của Đề án là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL CSGDMN bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDMN; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, CBQL ở các cơ sở đào tạo; bồi dưỡng giáo viên, CBQL giáo dục mầm non góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL giáo dục mầm non xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án chi tiết, cụ thể để triển khai thực hiện các nội dung để đạt được mục tiêu của Đề án.Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho công tác đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non và nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo các mục tiêu và giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để Đề án sớm được triển khai, đáp ứng mục tiêu và ý nghĩa quan trọng đã đề ra. Đây cũng là nỗ lực cụ thể, quyết liệt của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, CBQL các cơ sở GDMN nhằm đáp ứng yêu cầu mới.Đức Thái
Xu hướng tóc thủy tinh đang trở thành hottrend nóng nhất mùa hè này 24-04-2019, 23:10