Là người con của đồng bằng Đông Nam Bộ, trong tiềm thức của tôi chỉ có bạc ngàn ruộng lúa với những con đường dài tít tắp. Đến với Hà Giang, lần đầu tiên tôi được lọt thỏm giữa muôn trùng núi đồi với những con đường vắt ngang triền núi như những dải lụa tuỳ ý được thả xuống nơi đây. Càng bất ngờ hơn khi đọc những bảng hướng dẫn dọc trên con đường Hạnh Phúc, tôi biết được rằng hơn 380 triệu năm trước, nơi đây từng nằm dưới đáy biển sâu. Khi biết được điều này mới ngỡ ngàng nhận thấy sự biến chuyển khôn lường của thiên nhiên và tạo hóa.Tôi chọn đi Hà Giang vào những ngày mà nơi đây vắng bóng du khách, thời điểm mà Hà Giang là của riêng người dân nơi đây. Cuộc hành trình của tôi bắt đầu từ thị trấn Sapa, vượt qua gần 300km đường núi để đến Hà Giang. Vì từ Sapa đi Hà Giang chỉ có duy nhất nhà xe Cường Thịnh chạy chuyến 9h sáng, nên tôi đã mất hẳn một ngày để di chuyển.Sáng ngày thứ hai tôi lên xe đi từ Sapa, đến 4h30 chiều thì đặt chân đến bến xe Hà Giang. Sau khi thuê xe, ăn tối, tôi đến nhà nghỉ để chuẩn bị cho chuyến hành trình phá đảo Hà Giang.
NGÀY THỨ NHẤT
Cuộc hành trình của tôi mở ra với một buổi sáng mù sương. Thức dậy vào lúc bảy giờ, ăn sáng với món bánh cuốn nước sương, đặc sản vùng cao nguyên. Bánh cuốn thì chắc chẳng có gì lạ lẫm, nhưng lạ là người dân ở đây không dùng nước mắm như nơi khác, mà họ ăn với một chén nước chấm nhạt, có hành lá và thì là kèm với dĩa đu đủ muối. Lạ nhưng ngon.Sau khi no nê, tôi cùng lũ bạn bắt đầu chuyến hành trình khám phá Hà Giang. Dù đã hơn 8 giờ, nhưng không khí nơi đây vẫn còn chìm trong màn sương mờ. Cung đường của ngày đầu tiên bắt đầu từ Hà Giang - Quản Bạ -Yên Minh - Đồng Văn - cột cờ Lũng Cú. Dọc đường đi bạn sẽ đi ngang qua hang động Lùng Khúy, sau đó sẽ đến cổng trời Quản Bạ. Ngay cổng trời có một trạm dừng chân. Trong lúc nghỉ ngơi, tôi có nếm thử món Sâm Đất, một loại quả ngọt, mát giống dưa lưới. Từ cổng trời đi thêm một đoạn nữa bạn sẽ thấy núi đôi Cô Tiên. Tuy nhiên, kinh nghiệm của mình là nên dừng từ trên đèo để ngắm trọn vẻ "núi đôi" vì khi xuống tới đoạn map đánh dấu bạn sẽ không thấy được vẻ độc đáo của địa danh này đâu. Chạy thêm một đoạn, bạn sẽ bắt gặp sông Lô, con sông đầu tiên của cuộc hành trình. Nước sông ở đây có một màu xanh ngọc, như màu của cánh rừng nguyên sinh nhìn từ trên cao. Dòng sông mang một vẻ đẹp thư thái, trong mát. Dừng chân bên dòng sông ngâm chân và nhâm nhi bánh tam giác mạch.
Khi đi Hà Giang, đừng cố gắng chạy quá nhanh, vì như vậy bạn sẽ bỏ qua rất nhiều thứ đấy. Dọc đường đi luôn có những điểm được đánh dấu mũi tên vàng mà nếu bạn đi nhanh quá sẽ bỏ mất đấy.Buổi trưa, các bạn có hai lựa chọn: chuẩn bị đồ ăn mang theo, cắm trại tại rừng thông Yên Minh hoặc ăn trưa tại thị trấn. Nhóm bọn mình chọn phương án thứ hai. Vào thị trấn, có kha khá các quán cơm phần, bán các món ăn dân tộc: heo đen, cải mèo...Đầu giờ trưa bắt đầu đi đến dốc Thẩm Mã, con dốc huyền thoại mà dân phượt ai cũng ghé chụp hình kỷ niệm. Quả thật từ trạm dừng chân, bạn sẽ được nhìn thấy toàn bộ độc dốc và những khúc cua ngoặc của một đoạn đường, thứ gia vị không thể thiếu ở đây.
Từ dốc Thẩm Mã, chạy thêm khoảng một giờ đồng hồ, bạn sẽ tiến vào khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Ban đầu tôi cứ nghĩ đây là một đoạn danh lam thắng cảnh, nhưng không, đó là cả một vùng đất rộng lớn, trải rộng trên các huyện của Hà Giang. Khi tiến vào địa phận cao nguyên đá, bạn sẽ bắt gặp những kiến trúc nhà dân tộc như mọc lên từ đá. Tường đá, cổng đá, ngay cả nhà kho, chuồng bò cũng là những phiến đá chồng lên nhau mà tạo thành. Cảm giác như con người nơi đây "sống trong đá - chết vùi trong đá". Đá đáp ứng mọi nhu cầu cuộc sống của họ.
Một hang động không tên trên cao nguyên đáĐừng bỏ qua Nhà của Pao nhé. Đây la một ngôi nhà được dùng để quay phim, và bây giờ được trưng dụng cho việc tham quan. Ngôi nhà này mang đầy đủ các đặc điểm của dân tộc Lô Lô, từ những dãy ngô phơi khô treo trên xà nhà, cho tới chuồng chăn nuôi gia súc. Nơi đây vẫn có người dân sinh sống chứ không chỉ để tham quan, nên các bạn nhớ giữ im lặng và vệ sinh nhé.
Vì là lần đầu đi trên địa hình núi Bắc Bộ, mình có tính toán hơi sai một chút về quãng đường đi. Tối ngày thứ nhất mình đã chọn một nhà nghỉ gần cột cờ Lũng Cú, chứ không ở Đồng Văn. Dù hai chỗ này chỉ cách nhau khoảng 18km. Tuy nhiên, 18 cây số đường đèo chạy vào lúc chập tối là cả một vấn đề. Trời ở đây tối rất nhanh. Chỉ mới 5 giờ chiều, mặt trời đã nhanh chóng buông mình xuống núi, sương mù kéo xuống cũng dần nặng hơn. Chạy xe trên đèo, không đèn, mù sương, gió lạnh cắt da. Tay của tôi, hầu như không còn cảm giác vì đông cứng lại. Khi đến chỗ trọ, cả đám bọn tôi như một cục nước đá được thả vào nồi nước nóng. Đúng là gần như tan chảy.
Nghỉ ngơi bên đống lửa trước sân nhà, ngẩng đầu ngắm bầu trời đầy sao, dưới chân cột cờ Lũng Cú. Thôi thì cũng đáng để chạy một quãng đường xa.Sáng sớm thức dậy, làm vài pô với nhà nghỉ trong bản của người Lô Lô Chải. Trong bản đa số là người lớn tuổi và trẻ em, vì những người trẻ tuổi, biết tiếng Kinh, đa số đã xuống thành phố để làm việc rồi. Nhà trọ tôi ở do người con trai cả kinh doanh, nhưng anh ấy cũng đang làm việc ở thành phố Hà Giang, cuối tuần mới về. Bình thường nơi đây vẫn do cha mẹ anh chủ nhà quản lý. Đó là câu chuyện mà tôi nghe chú chủ nhà kể lại qua mấy câu tiếng phổ thông bập bẹ.
Homie Homestay
NGÀY THỨ HAI
Từ bản Lô Lô Chải qua cột cờ Lũng Cú rất gần, chỉ mất khoảng 20 phút. Khi nhìn thấy lá cờ đỏ rực tung mình dưới bầu trời xanh, một cảm giác tự hào bất chợt dâng lên trong tôi. Nơi đây là nút giao giữa ba huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn.
Cột cờ Lũng Cú nhìn từ bên dướiTừ Lũng Cú quay lại thị trấn Đồng Văn. Trên đường ghé qua khu dinh thự của vua Mèo - người từng là Vương một cõi ở đây vì độ giàu có của ông. Vài nét về dinh vua Mèo hay còn gọi là nhà Vương, tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, được khởi công vào năm 1919 và mất 9 năm đề hoàn công. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay. Với cảm nhận cá nhân của mình thì,é, vì kiến trúc nơi đây rất đẹp, một chút hơi thở thời Pháp thuộc, pha lẫn lối kiến trúc phong kiến.
Buổi trưa, quay lại thị trấn Đồng Văn, nghỉ ngơi, dạo một vòng phố cổ Đồng Văn, theo mình cũng không có nhiều đặc sắc, vì nơi đây đã bị thương mại hóa quá nhiều rồi. Các bạn nên chuẩn bị cho buổi chiều chinh phục đèo Mã Pí Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam.Từ thị trấn Đồng Văn, trước khi gặp đèo Mã Pí Lèng, bạn sẽ bắt gặp "Con đường đá trắng" . Đây đã và đang là một con đường giao thương nối liền giữa hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn. Vì thời gian không cho phép, nên tôi chỉ đi một đoạn ngắn để tham quan. Tổng cung đường này là 4km. Nếu có dịp quay lại, nhất định tôi sẽ dành thời gian để khám phá cung đường này.Tạm biệt "Con đường đá trắng" tôi đến trạm dừng chân đoạn đầu của đèo Mã Pí Lèng.Tại trạm dừng chân này, bạn sẽ phóng tầm mắt ra sông Nho Quế, dòng sông như xẻ ngang hai ngọn núi tạo thành một hẻm vực cheo leo. Nhìn từ trên cao, tôi đã phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông. Nho Quế cắt núi cao sừng sững rồi uốn lượn, trải dài tít tắp. Ngày tôi đi, trời mù sương, nên cả dòng sông và những quả núi được bao trùm bởi một màn sương mù lãng đãng càng tăng thêm nét huyền ảo. Bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Tổ Quốc ta từ huyện Lũng Cú, Nho Quế đã uốn lượn dưới chân đèo Mã Pí Lèng góp mình vào cảnh sắc tuyệt diệu nơi đây.
Trạm dừng chân đèo Mã Pí LèngCon đèo hiểm trở bậc nhất Đông Bắc, ôm lấy đỉnh Mã Pí Lèng với dòng Nho Quế song song dưới chân đèo. Cảm giác khi cầm lái chạy trên con đèo nổi tiếng này rất lạ. Phải, là rất lạ vì không một từ ngữ nào diễn tả được tâm trạng lúc này của tôi. Bên phải là đỉnh Mã Pí Lèng như đang không ngừng vươn lên, bên trái là vực thẳm mà bên dưới là dòng Nho Quế. Những khúc cua gắt, uốn lượn suốt 20 km đường đèo. Cộng thêm cái lạnh 10 độ C vùng Đông Bắc. Phấn khích, tự hào, và nhiều cảm xúc khác đan xen trong suốt 20 cây số đường đèo và vẫn còn kéo dài cho tới khi tôi về đến Mèo Vạc.
Toàn cảnh dòng Nho Quế nhìn từ đèo
Sau khi kết thúc chuyến đi, tôi mới đọc được bài viết về việc thi công con đèo hùng vĩ mà nguy hiểm này. Đã có những thanh niên, có lẽ cũng chỉ tầm tuổi tôi, đã dành ra quãng thời gian tươi đẹp của bản thân, treo mình trên vách đá để hoàn thành con đường Hạnh Phúc. Đương nhiên, trong việc thi công, không thể nào tráng khỏi những tai nạn không may, đã có người ngã xuống, rất nhiều, vì sự hiểm trở của nơi đá nở hoa cũng là vì để đóng góp cho xã hội mai sau. Điểm đến cuối cùng của ngày thứ hai là thị trấn Mèo Vạc, nơi để tôi nghĩ và ngẫm lại hành trình khám phá của mình.Vì là ngày trong tuần, nên thị trấn không tổ chức họp chợ. Nhưng buổi tối vẫn có chợ đêm bán những món thịt nướng đặc sản của Mèo Vạc.
NGÀY THỨ BA
Nhà trọ chúng tôi nghỉ tại thị trấn Mèo Vạc từng là nhà văn hóa cũ của cả làng. Thỉnh thoảng vẫn có những đoàn phim phóng sự đến ghi lại cuộc sống đặc sắc của người Lô Lô Đỏ - dân tộc chính ở đây. May mắn ngày chúng tôi ở lại ngay dịp đoàn phim đến ghi hình. Cả nhà trọ chẳng có ai ngoại trừ nhóm bốn người chúng tôi. Buổi sáng, thay vì lên đường sớm để quay về Hà Giang, chúng tôi đã nán lại một chút để xem điệu nhảy trên cây, một hoạt động giải trí của người Lô Lô Đỏ.Đến 10 giờ, chúng tôi bắt đầu lên đường quay về Hà Giang. Không chọn quay lại cung đường cũ theo QL4C nữa, chúng tôi chọn đi con đường nhỏ đi qua Mậu Duệ - Du Già, Yên Minh. Tuy nhiên đây là một con đường tương đối khó đi. Một nửa chặn đường này là ổ voi, đường khá dằn và sốc, những bạn nào có tay lái vững thì nên đi. Nếu không các bạn có thể chọn quay về theo QL4C vì theo mình thì khung cảnh cũng tương tự như nhau không có gì thay đổi nhiều đâu. Chọn cung này các bạn sẽ đi qua dốc chữ M, và một số đoạn dốc khác nằm trong check list của phượt thủ.
Đoạn cuối chung đường Hà GiangKết thúc hành trình về với thành phố Hà Giang, đến 8h chúng tôi lại lên xe và tạm biệt phố núi về với thủ đô Hà Nội. Tạm biệt khung cảnh hùng vĩ và đôi mắt trong veo của người dân nơi đây.Bai viết này được viết lại sau khi chuyến đi chính thức kết thúc được 15 ngày. Ấy vậy mà hơi thở núi rừng vẫn cứ như còn vương xung quang tôi.16.12.2018MemeĐây là phần tóm tắt lịch trình Hà Giang 4 ngày 3 đêm
Ngày 01: Hà Giang – Quản Bạ – Yên Minh – Sủng Là – Đồng Văn- 7h30 – 10h00 : Hà Giang – Quản Bạ (46km) – Thăm quan Cổng trời và Núi Đôi Quản Bạ- 10h00 – 13h00 : Quản Bạ – Yên Minh (50km) trên đường đến Yên Minh bạn sẽ thấy rừng thông Yên Minh ngay ven đường quốc lộ. Nghỉ ăn trưa tại Yên Minh- 13h30 – 15h00 : Yên Minh – dốc Thẩm Mã (20km)- 15h00 – 17h00 : Rời Phó Bảng quay ngược lại ngã 3 đi Đồng Văn bạn sẽ tới với Sủng Là, nơi nổi tiếng bởi là địa điểm quay bộ phim Chuyện của Pao- 17h00 – 19h00 : Sủng Là – Lũng CúNgày 02: Lũng Cú – Dinh Vương – Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc- 8h00: Lũng Cú (26km) – Dinh Vương (26km) – Đồng Văn (15km). Trưa về nghỉ và ăn trưa tại Đồng Văn- 13h30 – 16h00 : Đồng Văn – Mã Pì Lèng – Mèo Vạc – ngắm sông Nho Quế từ đỉnh đèo Mã Pì Lèng, một trong Tứ đại đỉnh đèo của dân phượt miền Bắc. Tối dạo thị trấn Mèo VạcNgày 03: Mèo Vạc – Mậu Duệ – Du Già – Yên Minh – Hà Giang- 8h00 : Ăn sáng- 10h00-17h00: lên đường quay về Hà Giang. Nghỉ ngơi tại thành phố Hà Giang đợi 8h lên xe bus. Sáng sớm hôm sau có mặt tại Hà Nội
Ở đâu tại Hà Giang.
Lời khuyên của mình là cứ chọn những home stay trong bản mà ở để cảm nhận được trọn vẹn cuộc sống nơi đây. Hà Giang là một cung đường khép kín, nên mỗi đêm bạn sẽ trọ tại một nơi khác nhau, nên tìm hiểu và book trước nơi lưu trú, vì sau một ngày dài đi đường mà còn tìm chỗ trọ thì cũng mệt lắm. Bên dưới là review ngắn về những nơi mình đã ở.
Home stay Green Hill. Chị củ rất dễ thương, nhiệt tình. Ngôi nhà được xây tựa vào sườn đồi, nằm cách bến xe Hà Giang khoảng 5km, đi vào các khu ăn chơi trong thành phố khoảng 10-15p, nhưng được cái yên tĩnh.https://www.agoda.com/vi-vn/green-hill-hostel/hotel/all/ha-giang-vn.html?checkin=2019-04-04&los=3&adults=2&rooms=1&cid=1415320&tag=33d4f1d9-7d9e-63d7-0831-f7a258232cd1&searchrequestid=443928f5-b6df-4bea-8d09-4ac40e9445f8&travellerType=1&tspTypes=1
Home Stay Homie Lũng Cú. Nằm trong bảng Lô Lô Chải, nơi ở sạch sẽ mang đậm kiến trúc dân tộc.https://www.booking.com/hotel/vn/homie-homestay.vi.html?label=gen173nr-1FCAEoggI46AdIM1gEaPQBiAEBmAEquAEXyAEM2AEB6AEB-AELiAIBqAID;sid=0902c30022315aa14750b6ec39d0273a;dest_id=-3720586;dest_type=city;dist=0;group_adults=2;hapos=3;hpos=3;room1=A%2CA;sb_price_type=total;sr_order=popularity;srepoch=1547973551;srpvid=dbac3cd7854c00bf;type=total;ucfs=1&
Lolo Guesthouse Mèo Vạc, từng là nhà văn hóa cũ, nhà trọ có một khoảng sân lớn để sinh hoạt, đốt lửa nướng thịt vào buổi tối.https://www.booking.com/hotel/vn/lolo-guesthouse-meo-vac.vi.html?aid=304142;label=gen173nr-1FCAEoggI46AdIM1gEaPQBiAEBmAEquAEXyAEM2AEB6AEB-AELiAIBqAID;sid=574d1722fd29f652bfd1dfcbea384d1b;srpvid=dbac3cd7854c00bf&
Phương tiện di chuyển ở Hà Giang.Các bạn có thể chọn xe khách di chuyển giữa các thị trấn. Nhưng theo mình thì nên thuê xe máy vi vu để tận hưởng trọn vẹn không khí Hà Giang.Vài lưu ý khi thuê xe máy: nên hỏi trước nhà xe có mũ bảo hiểm 3/4 không, vì thời tiết rất lạnh, mũ này có thể giữ ấm và cũng an toàn. Nếu nhà xe có thêm bộ giáp bảo vệ nữa thì tốt. Mình thuê xe ở PHƯỢT MOTORBIKES & TOURS có cả mũ và giáp.Địa chỉ 01 Nguyễn Trãi. Vừa ra khỏi bến xe Hà Giang là gặp.
Đặc sản Hà Giang.
Thành phố Hà Giang: bánh ước nước sương, phở chua (món này không hề giống phở dưới xuôi đâu, phở ở đây được ăn kèm với xái xíu, vịt quay), lẩu (cảm giá như tất cả những gì có trong nhà đều có thể bỏ vào nồi lẩu)
Mèo Vạc: bánh Thắng Dền (hay có tên khác là món chèn trôi nước), cháo Ấu Tẩu (đây là một loại gia vị như thuốc, có vị đắng, theo mình là rất đắng, nhưng ăn một hồi thì cảm giác hơi ngọt ở cổ họng)
Đồng Văn: bánh tam giác mạch (nhớ tìm bánh tươi, mới nướng để ăn nhé, vì họ có bán cả bánh đóng hộp mang về làm quà, bánh tươi đương nhiên ngon hơn rồi), thịt trâu gác bếp (thích hợp mua về làm quà)
Các bữa cơm gia đình: có thể liên hệ trước với nhà nghỉ để họ nấu cho mình hoặc ra các tiệm cơm để ăn các món dân dã ở đây như heo đen, cải mèo...