Vào mỗi dịp rằm tháng 8, mọi người lại nô nức đi sắm cho gia đình mình những cặp bánh trung thu đủ hương vị thơm ngon. Đây là tục lệ đã có lâu đời tại Việt Nam bởi người ta quan niệm rằng bánh trung thu là biểu tượng của sự tròn đầy, của sự đoàn tụ gia đình nên trên mỗi bàn thờ tổ tiên hay mâm cỗ gia đình luôn có sự hiện diện của những cặp bánh tròn xinh này.
Không những thế bánh trung thu từ lâu đã trở thành nỗi nhớ, niềm khao khát của mỗi đứa con xa quê vào dịp rằm tháng 8, những người không có điều kiện để trở về sum họp cùng gia đình. Họ nhớ da diết từng vị bánh gắn liền với tuổi thơ của họ, họ thèm khát được hít hà mùi vị thân thương ấy, chỉ cần được thưởng thức những hương vị ấy thì nỗi nhớ người thân, nỗi nhớ quê nhà sẽ được xoa dịu đi rất nhiều.
Hiện nay bánh trung thu gồm 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng là sự hòa trộn của rất nhiều nguyên liệu: bột mì dùng để làm vỏ bánh; thịt lợn, dừa, dăm bông, bí đao, ngó sen dùng để làm nhân bánh thập cẩm; bên cạnh đó trà xanh, đậu xanh, khoai môn… cũng có thể làm nguyên liệu để làm nhân bánh. Vỏ bánh “ôm ấp” những hương vị mặn ngọt của nhân bánh tượng trưng cho ý nghĩa gia đình luôn là nơi che chở, giang đối tay đón lấy ta mỗi khi ta chùn chân mỏi gối trước những đắng cay của cuộc đời. Có lẽ vì lý do ấy mà đây là loại bánh tượng trưng cho sự đoàn viên ấm áp mỗi dịp Tết Trung thu.
Nếu bánh nướng được làm bằng bột mì thì bột nếp trắng lại là nguyên liệu chính để làm nên những chiếc bánh dẻo thơm ngon hấp dẫn. Bột nếp trắng kết hợp với 1 chút đường, 1 chút hương vị hoa bưởi tạo nên mùi vị thân quen, nhớ mãi không quên. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của những nguyên liệu như đậu xanh, hạt sen… được kết hợp để làm nhân bánh tạo nên một thứ bánh làm xao xuyến những ai một lần ăn chúng.
Ăn bánh Trung Thu có mập không?Nhìn vào những nguyên liệu để hình thành nên một chiếc bánh có thể thấy bánh trung thu giàu chất béo đến mức nào. Nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng để giảm cân thì nên cân nhắc trước khi ăn nhé. Một chiếc bánh nhỏ xinh nhưng lại chứa trong nó từ 600-1000 Kcal, tương đương với giá trị dinh dưỡng trong 3 bát cơm, 5 chiếc đùi gà, 3 tô phở….Do đó để tiêu hao hết mức năng lượng ấy bạn phải chạy bộ 1.5 vòng từ Bigc Thăng Long lên đến Hô Gươm. Thật là nhỏ nhưng có võ phải không nào?
Thành phần dinh dưỡng trong bánh trung thu gồm những dưỡng chất sau:
– Bột đường: Đây là thành phần chủ yếu của mỗi chiếc bánh, lượng bột đường này có thể gây tăng đường huyết nhanh do chủ yếu ở dạng đường hấp thụ nhanh và tương đương với khoảng 2,3 bát cơm.
– Chất đạm: Bánh chứa 1 lượng lớn đạm động vật
– Chất béo: Bánh còn chứa một lượng lớn chất béo no do nhân bánh được làm từ thịt lợn, bên cạnh đó bánh còn chứa 1 chút chất béo không no do được làm từ một số thành phần như hạt vừng, hạt điều… Do đó một chiếc bánh trung thu có chứa lượng chất béo vô cùng lớn, lượng chất béo ấy ớn hơn rất nhiều so với lượng chất béo trong một ly trà sữa hay 1 bát phở bò.
– Vitamin: Bánh chứa lượng Vitamin rất nhỏ và có thể đã bị hao hút đi nhiều trong quá trình chế biến, làm bánh và bảo quản.
Do đó nếu bạn là người dễ dàng mập lên thì nên hạn chế ăn bánh trung thu nhé.
Bí kíp thả ga ăn bánh Trung thu mà không lo tăng cân– Vào buổi tối các bạn nên hạn chế ăn bánh trung thu nha. Vì đây là thời điểm mà lượng tinh bột hay lượng đường của bánh sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ không được tiêu hao mà được chuyển biến thành chất béo do lúc đó cơ thể sẽ “lười” hoạt động.
– Nhiều bạn thường ăn bánh trung thu khi đói. Đó là thói quen vừa gây hại cho sức khỏe vừa làm tăng nguy cơ béo phì. Vì khi đó, cơ thể có nhu cầu hấp thụ nhiều năng lượng hơn, do đó lượng bánh nạp vào cơ thể sẽ nhiều hơn đồng nghĩa với việc lượng calo sẽ bị dư thừa, nếu không vận động đễ tìm cách tiêu hao đi lượng cao ấy thì nguy cơ tăng cân là không khó tránh khỏi rồi.
– Khi ăn bánh các bạn nên ăn châm rãi và ăn từng miếng nhỏ một vì lượng đường trong máu có nguy cơ tăng cao nếu bạn ăn quá nhiều và quá nhanh đồ ngọt. Vì thế mà năng lượng nạp vào cơ thể nhiều hơn, khó tiêu hao hơn.
– Đặc biệt sau khi làm việc mệt mỏi thì không được ăn bánh trung thu luôn đâu nhé. Đó là thói quen vừa có hại cho sức khỏe mà còn làm cho cơ thể béo lên trông thấy đấy nhé. Khi đó lượng đường trong bánh trung thu khi nạp vào cơ thể sẽ không được chuyển biến thành chất hữu ích mà được chuyển biến thành chất béo – chất gây tăng cân nhanh chóng do cơ thể mất đi dưỡng chất Vitamin B.
– Nếu bạn đã lỡ ăn quá nhiều bánh trung thu một lúc rồi thì phải nhanh chóng làm tiêu hao hết những lượng calo mà bánh trung thu cung cấp nhé. Chúng ta cùng tìm hiểu để tiêu hao hết năng lượng của 1 chiếc bánh trung thu chúng ta phải chạy bộ trong vòng bao lâu nha.
– Việc ăn kèm bánh trung thu với rau xanh và uống trà xanh khi ăn bánh cũng là một phương pháp để hạn chế lượng calo trong bánh đó. Khi ăn bánh trung thu cùng trà xanh, 1 lượng năng lượng trong bánh trung thu sẽ được loại bỏ.
Các bạn nên chọn cho mình những bí kíp phù hợp để được ăn bánh thả ga không lo tăng cân nha.
Cách làm bánh Trung thu cho người ăn kiêngVới cách làm bánh trung thu sau đây thì bạn hoàn toàn có thể ăn thật nhiều bánh trung thu rồi. Trong bánh trung thu truyền thống thì nguyên liệu chủ yếu gây tăng cân cho cơ thể chính là lượng đường, vì vậy nếu giảm lượng đường hoặc thay đường bằng mật ong thì sẽ giảm được lượng calo đáng kể đấy.
Nguyên liệu cần có cho món bánh trung thu ăn kiêng– Mật ong (100 g): nên chọn những loại mật ong nguyên chất, không pha để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
– Bột làm bánh trung thu dẻo (1 gói): các bạn có thể dễ dàng mua được loại bột này tại nhiều siêu thị và cửa hàng.
– Bột trà xanh (50 g): nên chọn những địa chỉ uy tín để mua để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
– Tinh dầu hoa bưởi (1 thìa cà phê)
– Dầu ăn
– Sữa tươi: nên chọn loại sữa tươi không đường, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
– Khoai lang (500g): nên chọn những củ to, cầm chắc tay, không bị dập hay mọc mầm vì mầm khoai sẽ chứa rất nhiều chất độc cho cơ thể con người và có khả năng gây chết người.
– Dầu dừa
Cách thức tiến hành làm bánhBước 1:
Cho 1 chút dầu ăn, 1 chút tinh dầu hoa bưởi, sữa tươi, mật ong, dầu ăn vào một bát to rồi đem trộn thật đều.Trộn thật đều bột trà xanh với bột làm bánh dẻo trung thu đã chuẩn bị vào một bát to khác đến khi thành một hỗn hợp sánh mịn thì ủ bột trong vòng 30p bằng cách sử dụng màng bọc thực phẩm để bọc hỗn hợp bột.Bước 2:
Bước 3
Viên phần bột bánh đã ủ 30p, phần nhân khoai đã sên đều thành những viên nhỏ (phần vỏ bánh to hơn 2 lần phần nhân bánh nhé)Làm dẹt những viên bột bánh thành những mặt phẳng rồi đặt nhân bánh khoai lang đã viên vào trong và se lại.Bước 4:
Cách làm bánh trung thu cho người ăn kiêng thật đơn giản phải không nào? Còn chần chờ gì mà không vào bếp để làm những chiếc bánh xinh xắn cho những người mà bạn yêu thương ngay thôi.
Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau giải đáp xong thắc mắc “ăn bánh trung thu có mập không” rồi. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể ăn thả ga bánh trung thu mà không lo bị béo nha.
Chúc bạn có một mùa Trung thu vui vẻ nhé!
Nguồn: Jamja.vn