Mâm cỗ ngày Tết miền Nam đa dạng và mộc mạc như tính cách con người và thiên nhiên của vùng đất phương Nam. Trong bài viết này, Shopee Blog sẽ gợi ý đến bạn 8+ món ăn đặc trưng, thơm ngon khó cưỡng để bạn có một mâm cơm Tết Nguyên Đán 2024 đủ đầy từ hương vị đến giá trị truyền thống.
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam ẩn chứa ba ý nghĩa vô cùng lớn lao và sâu sắc. Đầu tiên, thông qua mâm cúng, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Đây là tinh thần uống nước nhớ nguồn của người Việt từ lâu đời. Thứ hai, mâm cơm ngày Tết miền Nam còn ngụ ý cho sự đoàn viên. Tết chính là các thành viên đều trở về nhà, cùng quây quần bên mâm cơm, cùng chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Cuối cùng, mâm cỗ Tết miền Nam còn tượng trưng cho những ước mong cho sự đủ đầy, sung túc, thịnh vượng và khỏe mạnh.
Mặt khác, thiên nhiên miền Nam nổi tiếng với sự trù phú nên nguồn nguyên liệu ẩm thực cũng nhờ đó mà trở nên phong phú. Mâm cỗ ngày Tết miền Nam thường cho thấy sự tươi mới của mùa nào thức nấy. Không chỉ vậy, mỗi món ăn có mùi vị đặc trưng khác nhau, nhưng khi hội tụ trên mâm cơm đều có thể bổ sung và hòa quyện vào nhau. Nhờ đó, bữa cơm ngày Tết miền Nam chính là sự thưởng thức tinh túy của ẩm thực Việt và cũng thể hiện văn hóa, lối sống và đặc trưng của tự nhiên nơi đây.
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên (Nguồn: Baochinhphu.vn)Những món thường có trong mâm cơm Tết miền Nam?
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam mang đặc trưng mùa nào thức nấy, đa dạng, dân dã, mộc mạc. Dưới đây là các một số món ăn phổ biến nhất trên mâm cơm Tết miền Nam.
Thịt kho tàu
Thịt kho tàu là một trong những món mặn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Nồi thịt thường được kho vào ngày 30 Tết và xuất hiện xuyên suốt trong những bữa cơm của ba ngày đầu năm mới. Đây là món ăn quen thuộc trong bữa cơm ngày Tết miền Nam. Nồi thịt kho bao hàm những ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết, đó là mong ước ấm no, sung túc và đoàn viên, sum vầy của người dân Việt.
Những miếng thịt cắt khối với tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng được kho tới khi chín mềm và tan ngay sau khi được đưa vào miệng, để lại hậu vị béo ngậy, đậm đà. Kết hợp cùng trứng kho giàu dinh dưỡng, có vị bùi bùi cũng khiến bạn khó có thể buông đũa. Thịt kho tàu có thể ăn cùng với bánh mì, bánh Tét, bánh màn thầu, xôi, nhưng lý tưởng nhất vẫn là kết hợp cơm trắng.
Miếng thịt được cắt khối tạo thành món thịt kho tàu thơm ngon trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam (Nguồn: Kênh 14) Mâm cỗ ngày Tết miền Nam không thể thiếu món thịt kho tàu (Nguồn: VnExpress)Bánh tét
Không phải bánh chưng, bánh tét mới là thức quà truyền thống xuất hiện trong mỗi mâm cơm cúng ngày Tết miền Nam. Thậm chí, đây cũng là món bánh được dùng để mời khách đến thăm nhà ở vùng miền này.
Nhờ biết cách tận dụng nguồn nguyên liệu đa dạng, tự nhiên, người dân miền Nam đã sáng tạo hàng loạt kiểu bánh tét nhân mặn ngọt khác nhau như bánh tét truyền thống, bánh tét Trà Cuôn, bánh tét lá cẩm, bánh tét chuối, bánh tét ngũ sắc.
Những đòn bánh hình trụ được gói bằng lá chuối, không chỉ thơm mà còn đẹp mắt. Lớp vỏ bánh có cấu trúc kết dính, ăn vào có cảm giác dẻo, thơm và ngọt. Phần nhân bên trong có đậu xanh béo bùi, hòa quyện với phần thịt ba rọi mềm mại, ẩm mượt, đậm đà. Thưởng thức bánh tét không chỉ là ăn một món ăn, mà còn cảm nhận hương vị từ những nguyên liệu tươi ngon, dân dã, gắn liền với đời sống và văn hóa của người dân miền Nam.
Bạn có thể thưởng thức bánh tét cùng với các món ăn khác có trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam, nhất là củ kiệu hoặc đồ xào. Ngoài ra, bánh tét chiên ăn kèm với củ kiệu và tương ớt là món ăn vặt vô cùng “cuốn” trong những ngày Tết.
Bánh tét có thể ăn kèm với nhiều món trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam (Nguồn: VnExpress) Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu những lát bánh tét thơm ngon (Nguồn: VnExpress)> Xem thêm: Khám phá 15+ các loại bánh ngày Tết không thể thiếu
Canh khổ qua nhồi thịt
Người miền Nam quan niệm rằng ăn khổ qua chính là để xua đi toàn bộ những khó khăn, gian nan, vất vả của năm cũ. Vì vậy, món canh khổ qua nhồi thịt trở thành một phần không thể thiếu trên mâm cỗ ngày tết Miền Nam.
Canh khổ qua nhồi thịt vô cùng thích hợp để dùng trong ngày Tết vì khổ qua có tính thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, khổ qua còn cung cấp chất xơ, giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng có nhiều xáo trộn trong ngày Tết. Nếu bạn cảm thấy do dự vì vị đắng của khổ qua, hãy cạo sạch hạt và lớp xơ trắng bên trong, trụng khổ qua bằng nước ấm, sau đó ngâm vào nước đá. Cách làm này sẽ giúp giảm kha khá vị đắng của khổ qua.
Canh khổ qua có mặt trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam vì ý nghĩa ăn cho qua cái khổ (Nguồn: Knorr) Tính chất thanh mát, giải nhiệt, giải độc của khổ qua giúp cân bằng dinh dưỡng cho mâm cơm ngày Tết miền Nam (Nguồn: VnExpress)Củ kiệu
Đối với người miền Nam, khoảnh khắc mà mùi hăng hắc của hỗn hợp đầu hành, tỏi, cà rốt,… chạm đến cánh mũi chính là lúc Tết về. Sự đa dạng của các nguyên liệu trong món củ kiệu ngụ ý cho sự giàu sang, thịnh vượng và dư dả của năm mới. Củ kiệu làm cho mâm cỗ ngày Tết miền Nam trở nên phong phú và đầy màu sắc.
Củ kiệu xuất hiện trong dịp Tết như một hương vị cân bằng lại sự giàu đạm của bao nhiêu thịt cá, giò chả. Ngoài củ kiệu muối thông thường, người miền Nam còn biến tấu để tạo hương vị mới mẻ cho món ăn bằng cách trộn củ kiệu với tôm khô. Món ăn này toát lên vẻ bình dị, dân dã, cũng giống như con người phương Nam, giản đơn và chân chất. Vì lẽ đó, củ kiệu nói chung và củ kiệu tôm khô nói riêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam.
Thấy củ kiệu là thấy Tết (Nguồn: Knorr) Củ kiệu tôm khô lạ miệng trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam (Nguồn: aFoodBlogs)Lạp xưởng
Lạp xưởng ra đời như một cách để tận dụng phần thịt còn sót lại sau khi làm bánh tét và các món ăn chính. Cũng từ đó, lạp xưởng trở thành một món ngon, đại diện cho sự sung túc, đủ đầy, xuất hiện trong mỗi mâm cỗ ngày Tết miền Nam.
Bí quyết để có món lạp xưởng tươi ngon và bảo quản được lâu là phải chọn thịt heo và ruột non tươi, rửa sạch bằng rượu trắng và phơi đến khi lạp xưởng lên men rồi mới đóng gói. Với những khúc lạp xưởng chắc nịch, bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, chiên, nướng hoặc luộc với nước dừa, ăn kèm với một chút tỏi sống là đã đủ ngon quên lối về.
Lạp xưởng là một sự sáng tạo ẩm thực thú vị của cha ông từ xa xưa (Nguồn: Tinh Hoa quê nhà) Lạp xưởng làm phong phú thêm ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết miền Nam (Nguồn: Kitchen Koncept)Chả giò
Chả giò là món ăn tinh túy và là niềm tự hào của ẩm thực Việt Nam. Trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam, chả giò là món ăn khai vị, đặc biệt được các trẻ con yêu thích.
Vị ngọt của thịt, vị bùi của tôm, cảm giác sật sật của miến và nấm mèo, vị ngọt của khoai môn, cà rốt, tất cả tạo nên một cuốn chả giò thơm ngon, hài hòa. Không những thế, nhờ được chiên ngập dầu mà chả giò có màu vàng óng, giòn rụm, không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt.
Người ta thường chấm chả giò cùng nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt trộn cùng sốt mayonnaise để tạo nên hương vị đậm đà hơn. Nhìn vào nguyên liệu và hình thức của chả giò, có thể thấy món ăn này xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết miền nam như một đại diện cho mong muốn thịnh vượng, dư dả và sum họp khi năm mới đến.
Chả giò thường được ăn kèm với nước mắm hoặc tương ớt (Nguồn: Saostar.vn) Chả giò vàng ươm khiến mâm cỗ ngày Tết miền Nam thêm sinh động (Nguồn: Knorr)Xôi vò
Đĩa xôi vò vàng ươm thường có mặt trong mâm cơm cúng ngày Tết miền Nam như một cách để con cháu tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, cũng như ước vọng đón một năm mới nhiều năng lượng tích cực. Khác với xôi dẻo kết dính thường thấy, đặc trưng của xôi vò là những hạt xôi tơi, mềm, beo béo vô cùng lạ miệng.
Nguyên liệu của món xôi vò cũng vô cùng đơn giản, chỉ bao gồm các thành phần như nếp, đậu xanh và nước cốt dừa. Nếp sau khi nấu thành xôi sẽ có vị ngọt và dẻo, đậu xanh áo bên ngoài hạt nếp cho vị bùi bùi hòa quyện với nước dừa béo ngậy. Món xôi này không chỉ có vị ngon mà còn mang hương thơm của thiên nhiên, thoang thoảng và ngọt dịu.
Xôi vò vàng ươm, đẹp mắt, đại diện cho lòng hiếu kính của con cháu (Nguồn: Cô Ba Bình Dương) Xôi vò ngon là nhờ đậu xanh (Nguồn: aFamily)Gỏi gà xé phay
Gà xé phay trong tiềm thức của rất nhiều người là một món ăn nhất định phải có trong mâm cơm cúng miền Nam vào ngày 30 Tết. Gà sau khi luộc sẽ được đem đi xé phay, sau đó trộn với các loại rau như rau răm, rau cải bắp, lá hoa vạn thọ, rau càng cua và nước mắm, và trang trí bằng đậu phộng và hành phi.
Vị ngọt của thịt gà, vị hăng của rau trộn và hành tây, vị chua ngọt của nước mắm tạo nên một món ăn đa dạng hương vị, đúng chất miền Nam. Ngoài món gà xe phay, bạn còn có thể dùng nước luộc gà để nấu cháo, giúp mâm cỗ ngày Tết miền Nam thêm đủ đầy, đặc sắc.
Gà xé phay tô điểm cho mâm cỗ ngày Tết miền Nam thêm đặc sắc (Nguồn: Toquoc.vn)> Xem thêm: Bật mí 15+ các loại mứt Tết không thể thiếu trong năm mới 2024
Một số thực đơn gợi ý cho mâm cơm ngày Tết miền Nam
Để có một mâm cỗ ngày Tết miền Nam ngon đúng điệu, đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng vị giác, bạn có thể tham khảo các thực đơn phổ biến dưới đây:
- Thịt kho tàu, chả lụa, rau củ xào, tôm khô củ kiệu, canh khổ qua nhồi thịt, hoa quả: Thực đơn không chỉ có các món truyền thống mà còn bổ sung chất đạm, chất xơ và các nhóm vitamin cho cơ thể.
- Gà luộc, chả giò tôm thịt, miền xào lòng gà, dưa món, canh chân giò măng tươi, dưa hấu, rau câu lá dứa: Thực đơn đa dạng hương vị, cân bằng giữa các cách chế biến khác nhau, tạo sự thăng hoa cho vị giác của thực khác.
- Lạp xưởng, chả quế, mực xào thập cẩm, dưa giá, canh rau củ, dưa hấu: Thực đơn này thích hợp với những gia đình bận rộn, không có quá nhiều thời gian nấu nướng. Các món đa phần đều có cách chế biến đơn giản hoặc không cần chế biến.
- Thịt kho tàu, dưa cải chua, canh khổ qua nhồi thịt, bò xào hành tây, trái cây, các loại mứt: Các món trong thực đơn này bổ trợ hương vị cho nhau. Vị chua của dưa cải giúp gia giảm độ béo của thịt, vị ngọt của thịt bò trung hòa vị hăng của hành tây và vị đắng của khổ qua. Sau cùng, trái cây bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
- Bánh Tét, bông cải xào tôm, củ kiệu, canh rau củ thịt viên, rau câu lá dứa: Thịt viên và tôm bổ sung chất đạm, canh rau củ, bông cải bổ sung chất xơ và khoáng chất cho cơ thể, bánh tét và củ kiệu kích thích vị giác, giúp bữa ăn không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng.
- Thịt kho tàu, dưa món, canh gà măng khô, trái cây: Thực đơn đơn giản nhưng không thiếu dinh dưỡng, thích hợp cho các ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 khi mọi người bận rộn với du xuân, chúc Tết.
Nhìn chung, 8 món ăn có mặt trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam kể trên không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn là cái hồn, là hương vị của Tết, của mong ước và sum vầy. Hy vọng những gợi ý vừa rồi của Shopee Blog sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng cho bữa cơm ngày Tết. Đừng quên theo dõi Blog để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích về phong cách sống và các sự kiện quan trọn. Đặc biệt, Shopee có nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi lớn để bạn mua sắm Tết. Lưu lại lịch để săn sale kịp Tết nhé!
> Xem thêm: 15+ các loại chả Tết không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt
Đánh giá bài viết