Hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng tay đơn giản, đẹp mắt

Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết nguyên đán của người Việt. Vậy có những cách gói bánh chưng bằng tay nào vừa đơn giản vừa đẹp mắt? Hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị để gói bánh chưng

Trước khi bắt tay vào thực hiện các cách gói bánh chưng bằng tay nhanh nhất bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu để làm bánh chưng gồm:

  • Lá dong
  • Lạt buộc
  • Đậu xanh
  • Gạo nếp
  • Thịt ba chỉ
  • Gia vị (hành, hạt tiêu, muối và hạt nêm)
Các nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi gói bánh chưng (Nguồn: laodongcongdoan.vn)

Các bước sơ chế nguyên liệu

Lá dong

Lá dong là một chìa khóa giúp bánh chưng có màu xanh đẹp mắt hơn. Để có thể dễ dàng áp dụng cách gói bánh chưng bằng tay đẹp, bạn nên chọn lá dong có kích thước vừa phải và không quá non cũng không quá già. Bằng cách chọn những lá bóng, có màu xanh đậm và cuống nhỏ. Sau khi tìm được lá dong ưng ý bạn cần đem rửa sạch sẽ và phơi cho ráo nước sau đó dùng khăn sạch để lau khô trước khi dùng gói bánh chưng.

Lau khô lá dong trước khi thực hiện cách gói bánh chưng bằng tay (Nguồn: aFamily)

Lạt buộc

Hầu hết các cách gói bánh chưng bằng tay đều cần có dây lạt để buộc. Có thể chẻ lạc từ ống giang bằng cách cạo vỏ ngoài, ngâm ống với nước lạnh sau đó chẻ thành từng miếng đều nhau. Bạn cũng có thể mua lạt giang đã chẻ sẵn với độ dài từ khoảng 70 – 90 cm và phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc, dẻo và dễ buộc hơn.

Lạt giang sẽ giúp cho cách gói bánh chưng bằng tay chắc chắn và dễ dàng (Nguồn: bTaskee)

Đậu xanh

Để có thể áp dụng cách gói bánh chưng bằng tay đẹp và ngon nhất, bạn có thể lựa chọn đậu xanh đã tách vỏ hoặc chưa tách vỏ đều được. Đối với đậu xanh đã tách vỏ bạn chỉ cần đem ngâm ít nhất từ 4 tiếng. Còn đậu xanh chưa tách vỏ thì bạn cần ngâm qua đêm để đậu tróc vỏ và sau đó đãi sạch vỏ rồi mới có thể bắt đầu gói bánh chưng.

Đậu xanh đã tách vỏ dùng làm nhân bánh chưng (Nguồn: Bếp Trí Năng)

Gạo nếp

Bạn nên chọn những loại gạo nếp bóng mẩy và đều nhau như nếp cái hoa vàng hay nếp mùa sẽ giúp bánh chưng được ngon hơn. Gạo nếp cần được ngâm khoảng 10 – 12 tiếng bằng nước lạnh sau đó để ráo và sóc cùng một lượng muối vừa phải để thêm vị đậm đà. Nếu bạn muốn gạo có màu xanh đẹp mắt và thơm hơn thì có thể dùng lá nếp xay lấy nước để ngâm gạo.

Ngâm gạo nếp nước qua đêm trước khi bắt đầu gói bánh chưng (Nguồn: Cooky.vn)

Thịt ba chỉ

Đối với cách gói bánh chưng bằng tay, thịt ba chỉ có cả nạc và mỡ là phần thịt lí tưởng nhất để làm nhân bánh. Miếng thịt thái miếng to dài đều ướp thêm gia vị muối, hạt nêm và hạt tiêu để giúp nhân bánh có mùi thơm và vị cay nhẹ sau khi luộc chín. Chú ý bạn không nên cho mắm vào ướp thịt vì sẽ khiến bánh nhanh hư, không để được lâu.

Thịt ba chỉ là loại thích thích hợp nhất để gói bánh chưng (Nguồn: HiWine)

Các cách gói bánh chưng bằng tay

Cách gói bánh chưng kiểu xếp góc vuông

Gói bánh chưng theo kiểu xếp góc vuông là một trong những cách gói bánh chưng bằng tay phổ biến và đẹp mắt nhất. Xếp góc vuông có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng cho các cách gói bánh chưng nhỏ bằng tay hay gói bánh chưng lá chuối bằng tay. Cụ thể từng bước như sau:

Bước 1: Gấp góc vuông cho từng lá dong

Cách xếp lá gói bánh chưng bằng tay khá đơn giản nên bất kỳ ai đều có thể tự tin làm thử. Mặt lá đậm hơn sẽ là mặt ngoài của bánh. Đầu tiên, gấp đôi lá dong lại theo chiều vuông góc với gân lá để tạo thành nếp gấp. Với mặt lá có màu nhạt hơn, từ khoảng giữa một bên lá theo hướng vuông góc xếp qua trái chạm tới mép lá để tạo thành một góc của hộp vuông. Làm tương tự với ba lá khác để tạo thành ba góc còn lại.

Lá dong gấp vuông thành 4 góc hình hộp (Nguồn: Youtube Phúc Hà HCM)

Bước 2: Tạo khuôn bánh chưng kiểu xếp góc vuông

Với các lá dong đã gấp sẵn thành góc vuông, xếp chồng từng lá theo hướng đối xứng và song song theo từng tầng với nhau. Lá dong thứ 2 sẽ chồng lên lá thứ nhất theo hướng đối xứng hai góc vuông. Lá thứ 3 tiếp tục chồng lên và đối xứng góc vuông với lá thứ 4. Tại bước này một phần hình hộp vuông đã được hoàn thiện.

Cách gói bánh chưng bằng tay bước 2 là xếp chồng các lá dong đã gấp theo từng tầng đối xứng (Nguồn: Youtube An Nhiên)

Bước 3: Để nguyên liệu vào khuôn bánh chưng làm bằng lá dong

Với phần khuôn hộp vuông đã xếp sẽ tiến hành đổ nhân vào. Trước tiên trải một lớp nếp đầy mặt đáy. Tiếp theo là trải một lớp đậu xanh mỏng hơn lên trên mặt nếp và thêm vài miếng thịt lên. Cuối cùng cho thêm một lớp mỏng đậu xanh và phủ phần nếp còn lại kín lớp nhân.

Trải vào khuôn một lớp gạo nếp đầy mặt đáy (Nguồn: Youtube An Nhiên)
Trải một lớp đậu xanh lên trên lớp gạo và thêm thịt làm nhân (Nguồn: Youtube An Nhiên)

Bước 4: Hướng dẫn cách gói bánh chưng vuông bằng tay

Bạn có thể luồn sẵn một sợi lạt dưới mặt đáy khuôn bánh để giúp cố định. Đặt một lớp lá mỏng bên trên phần bánh để cố định. Vừa thao tác kéo và kéo các cạnh miếng lá song song vào nhau tạo thành chóp nhọn. Sau đó cuốn cố định sợi lạc có sẵn ở giữa theo hướng gập cuối cùng để giữ cho khuôn lá không bị bung ra. Chú ý lồng mối dây xuống phía dưới sợi lạt để có thể giữ chặt dây.

Cách gói bánh chưng bằng tay thêm một lớp lá dong lên trên để định hình bánh chưng (Nguồn: Youtube An Nhiên)

Bước 5: Buộc dây vào khuôn bánh chưng

Lấy một sợi lạt khác cuốn theo hướng vuông góc với sợi dây đầu tiên và lồng mối dây vào sợi lạc. Sau đó tiếp tục buộc chặt thêm lạt vuông góc với hai sợi ban đầu ở các nửa còn lại là đã hoàn thành một chiếc bánh chưng với cách gói bánh chưng vuông bằng tay.

Dùng lạt buộc vuông góc xung quanh bánh để cố định bánh chưng (Nguồn: Youtube An Nhiên)

> Xem thêm: Khám phá 15+ các loại bánh ngày Tết không thể thiếu

Cách gói bánh chưng kiểu chữ thập

Cách gói bánh chưng 4 lá bằng tay kiểu chữ thập là một trong những cách gói bánh chưng bằng tay tại nhà đơn giản và phổ biến nhất. Cụ thể từng bước như sau:

Bước 1: Với cách gói bánh chưng bằng tay đẹp kiểu chữ thập này, bước đầu tiên là xếp 2 lá vuông góc với nhau có mặt lá màu đậm hơn úp xuống dưới. Tiếp tục đặt hai lá vuông góc khác lên nhưng có mặt lá màu đậm hơn ngửa lên trên để tạo thành khuôn lá hình chữ thập.

Xếp bốn lớp lá dong thành hình chữ thập (Nguồn: meohay.vn)

Bước 2: Đổ một lớp gạo nếp vào giữa phần lá mới xếp. Chú ý đổ gạo ở phần tâm của góc vuông, tránh đổ tràn ra các phần viền lá.

Đổ một lớp gạo nếp vào phần tâm của lớp lá chữ thập (Nguồn: meohay.vn)

Bước 3: Đổ một lớp đậu xanh mỏng bên trên lớp gạo và đặt một vài miếng thịt đã ướp nguyên liệu nấu ăn lên trên. Đậu xanh ở phần nhân này bạn có thể chọn đậu xanh đã luộc chín hoặc đậu sống đều được. Tiếp tục cho một lớp đậu xanh lên trên và cuối cùng phủ kín phần đậu và thịt bằng một bát gạo nếp.

Thêm phần nhân đậu xanh và thịt lên trên gạo nếp (Nguồn: meohay.vn)
Phủ kín phần nhân và đậu bằng một lớp gạo nếp phía trên (Nguồn: laodong.vn)

Bước 4: Lần lượt gấp các lá dong vào và giấu các mép thừa vào trong hoặc có thể cắt đi. Tiếp theo để cố định hai đầu, dùng các đầu ngón tay bóp phần lá vào trong và ngón cái vẫn giữ cố định phần lá đã gấp trước.

Gấp các lớp lá dong vào và dấu mép lá vào phía trong (Nguồn: meohay.vn)
Dùng các ngón tay để cố định hai đầu bánh chưng (Nguồn: meohay.vn)

Bước 5: Sau khi hoàn thành ra khung bánh hình vuông, dùng từ 3 đến 4 chiếc lạt để quấn quanh bánh vuông góc theo chiều nếp gấp. Chú ý buộc lạt chặt tay để bánh không bị bung trong lúc luộc. Sau khi hoàn thành, dùng hai tay ấn nhẹ để bánh được định hình lại và chặt hơn.

Cách gói bánh chưng bằng tay cuối cùng là dùng lạt cuốn quanh bánh theo chiều nếp gấp (Nguồn: meohay.vn)
Dùng tay ấn nhẹ để bánh được chặt hơn (Nguồn: meohay.vn)

> Xem thêm: 11+ cách trang trí mâm bánh chưng đẹp mắt, hấp dẫn nhất

Luộc và bảo quản bánh chưng

Cách luộc bánh chưng đúng cách

Luộc bánh chưng là một trong những công đoạn quyết định bánh có được ngon và đẹp mắt hay không. Trước tiên cần chuẩn bị một chiếc nồi to, lót nhiều lớp lá dong hoặc lá chuối dưới đáy nồi để bánh không bị dính đáy và cháy. Xếp bánh chưng đã gói vào nồi thành các hàng ngay ngắn và đảm bảo thật khít. Sau đó đổ nước lạnh vào ngập bánh và đậy kín nắp vung.

Thời gian luộc bánh chưng bằng bếp củi sẽ kéo dài từ 8 đến 10 tiếng. Đặc biệt trong khoảng thời gian này nên canh lửa cháy đều tránh tình trạng lửa quá lớn khiến bánh bị cháy hoặc lửa quá nhỏ làm bánh bị sượng. Bên cạnh đó cần chuẩn bị nước sôi bên ngoài để canh nồi khi nước cạn liền đổ vô. Khi luộc được một nửa thời gian, bạn có thể trở mặt cho bánh chín đều.

Xếp bánh chưng kín nồi và đổ nước ngập mặt để luộc (Nguồn: Digifood)

Cách bảo quản bánh chưng

Sau khi luộc chín cần vớt bánh ra và ngâm với nước lạnh từ khoảng 20 đến 30 phút. Sau đó xếp bánh đều thành từng chồng và dùng vật nặng đè lên từ 4 đến 8 tiếng để ráo nước. Cách này cũng sẽ giúp bánh chưng được định hình đẹp và chắc dẻo hơn.

Lưu ý cần bảo quản bánh chưng ở nơi thoáng mát tránh nơi ẩm ướt hay quá nóng. Bạn cũng có thể bỏ bánh vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn tuy nhiên sẽ mất thời gian để rã đông và làm giảm đi hương vị của bánh.

Dùng tấm ván hoặc vật nặng để ép bánh chưng là cách gói bánh chưng bằng tay giúp bánh khô ráo và dẻo hơn (Nguồn: Báo lao động)

> Xem thêm: 15+ các loại chả Tết không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt

Qua bài viết trên Shopee Blog đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng tay đơn giản và đẹp nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thể giúp bạn trổ tài làm những chiếc bánh chưng ngon và đẹp nhất trong dịp Tết này. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua các nguyên liệu và vật dụng gói bánh chưng tại bách hóa online của Shopee với rất nhiều chương trình khuyến mãi đang chờ đón bạn trong dịp Tết đến Xuân về này. Hãy theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ bất kỳ sự kiện hot nào vào dịp Tết năm nay nhé!


Đánh giá bài viết