Hồ biến thành đồng bằng muối ở Trung Đông vì thiếu nước

Hai thập kỷ trước, Urmia (một hồ nước mặn ở tây bắc Iran gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nằm ở giữa các tỉnh Đông Azarbaijan và Tây Azerbaijan) là hồ lớn nhất Trung Đông. Nền kinh tế địa phương nơi đó là một trung tâm du lịch thịnh vượng với các khách sạn và nhà hàng. Giờ đây, những chuyến phà từng đưa khách du lịch đến và đi từ các hòn đảo nhỏ ở Hồ Urmia bị gỉ sét và không thể di chuyển, bởi nước đang nhanh chóng trở thành một đồng bằng muối.

Ahad Ahmed, một nhà báo ở thị trấn cảng Sharafkhaneh trước đây cho biết: "Du khách đến đây để bơi lội và sử dụng bùn để trị liệu. Họ sẽ ở lại đây ít nhất vài ngày".


Những vấn đề như vậy đã trở nên quen thuộc ở nhiều vùng của Trung Đông, nơi nguồn nước đang cạn kiệt.


Hồ Umira ở Trung Đông đã giảm hơn một nửa diện tích - từ 5.400 km vuông vào những năm 1990 xuống chỉ còn 2.500 km vuông vào ngày nay - theo Cục Bảo vệ Môi trường Tây Azerbaijan. Vì thế, người ta lo ngại nó sẽ biến mất hoàn toàn.

Hồ Urmia có tính siêu kiềm. Khi nó bị thu hẹp, nồng độ muối đã tăng lên và sẽ gây hại cho mùa màng nếu dùng nước ở đó để tưới tiêu. Kiomars Poujebeli, người nông dân của vùng xem đó là một thảm họa. Ông nói: “Ngày mặt đất sẽ trở nên xơ xác không còn xa nữa".

Vì sao Trung Đông thiếu nước?

Biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên

Khu vực này đã có 2 đợt hạn hán dai dẳng và nhiệt độ cao đến mức hầu như không phù hợp để con người sinh sống. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu dẫn đến việc quản lý và sử dụng quá mức nước, dẫn đến thiếu nước. Lượng mưa giảm cũng là một trong những nguyên do hàng đầu.

Một số quốc gia Trung Đông, bao gồm Iran, Iraq và Jordan, đang bơm một lượng lớn nước từ lòng đất để tưới tiêu, cải thiện khả năng tự cung cấp lương thực.

Charles Iceland, Giám đốc toàn cầu về nước tại Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), chia sẻ: “Đó là những gì đang xảy ra ở Iran, nơi có mạng lưới đập rộng lớn, duy trì sự sống cho ngành nông nghiệp chiếm bằng khoảng 90% lượng nước mà đất nước này sử dụng".

Theo ông, lượng mưa giảm và nhu cầu ngày càng tăng ở các nước Trung Đông đang khiến nhiều sông, hồ và vùng đất ngập nước khô cạn". Khi Trung Đông thiếu nước trầm trọng hơn, căng thẳng về cách chia sẻ và quản lý tài nguyên nước có thể trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến nhiều bạo lực chính trị có thể nổ ra.


Ở Iran, hồ Urmia đã bị thu hẹp phần lớn do có quá nhiều người khai thác nó, và một số đập được xây dựng trên lưu vực của nó chủ yếu để tưới tiêu đã làm giảm lượng nước chảy vào hồ.


Trong một tuần vào tháng Bảy, ít nhất ba người biểu tình ở Iran đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống tình trạng thiếu nước ở phía tây nam của đất nước, sau khi đụng độ với nhân viên an ninh.Quốc gia này đang trải qua một số điều kiện khô hạn nhất trong 5 thập kỷ.

Mansour Almazroui, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu tại Đại học King Abdulaziz của Saudi Arabia, chia sẻ với trang CNN: “Vấn đề là khi nhiệt độ gia tăng nhiệt độ toàn cầu, nếu mưa đến được nơi này thì cũng sẽ bốc hơi vì trời quá nóng">

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo thêm đây sẽ là lượng mưa cực lớn, dẫn đến lũ lụt như lũ lụt xảy ra ở Trung Quốc, Đức... và đây thực sự là một vấn đề lớn về biến đổi khí hậu.

Người tị nạn và những con đập

Ở Jordan, người dân đã quen với việc sống với rất ít nước. Hầu hết những người Jordan có thu nhập thấp sẽ sống với 40 lít mỗi ngày, cho tất cả các nhu cầu của họ như uống, tắm và giặt quần áo và bát đĩa.

Các nghiên cứu cho thấy mực nước ngầm ở các vùng của quốc gia Trung Đông này đang giảm hơn một mét mỗi năm, và làn sóng người tị nạn từ nhiều quốc gia trong khu vực đã gây thêm áp lực lên nguồn nước ít ỏi

Tổng thư ký Chính phủ nước Jordan, Bashar Batayneh, chia sẻ với CNN rằng đất nước họ cần thêm nguồn tài trợ từ phần còn lại của thế giới để giải quyết nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng ở đây.

"Jordan thay mặt cộng đồng quốc tế gánh chịu gánh nặng của cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria và chịu tác động sâu sắc liên quan đến nước. Người tị nạn đã tiêu tốn của ngành nước hơn 600 triệu USD mỗi nă, trong khi Jordan nhận được một phần nhỏ số tiền này từ cộng đồng quốc tế", ông nói .

Ông nói thêm rằng năm 2020, Jordan có ít mưa hơn nhiều so với năm trước, khiến hơn 1/4 nguồn nước gặp nguy hiểm và giảm một nửa nguồn nước uống. Ảnh: Đầm lầy khô ở Chibayesh, phía nam Ahwar của Iraq.

Một nông dân trồng cà chua nhìn ra khu vực mà Biển Chết đã lấy đi mọi thứ ở Ghor Haditha, Jordan. Ảnh: CNN.


Bên cạnh đó, nguồn nước ở Jordan phụ thuộc vào hệ thống sông Jordan, cũng chảy qua Israel, Bờ Tây, Syria và Lebanon, và các con đập được xây dựng dọc các con sông đã cắt dòng chảy của sông đến Jordan. Trong khi đó, Jordan cũng sử dụng các kênh đào để chuyển hướng nước của sông sang dùng cho việc tưới tiêu.

Jordan, Israel và Syria đã trở nên hòa bình hơn trong việc phối hợp quản lý hệ thống sông mà họ dựa vào, nhưng vẫn có mâu thuẫn. Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu có thể dẫn đến nhiều xung đột hơn.

Một người dân, ông al-Tamami, sống dựa vào sông Diyal, một nhánh của sông Tigris, để lấy nước. Diyal đã cạn kiệt trong nhiều năm, đợi đến cả tháng mới có nước buộc al-Tamami phải giảm một nửa sản lượng trái cây trên ba trang trại của mình. Ông nói: "Tôi và nhiều nông dân đang nghiêm túc xem xét việc bỏ nghề cha ông truyền lại này, tìm kiếm những công việc đảm bảo tương lai tốt hơn cho con cái chúng tôi."

Nguồn: The Middle East is running out of water, and parts of it are becoming uninhabitable (Frederik Pleitgen, Claudia Otto, Angela Dewan và Mohammed Tawfeeq, CNN)

Đọc tin mới nhất hôm nay

Bài liên quan
Hồ biến thành đồng bằng muối ở Trung Đông vì thiếu nước
Bên trong thánh đường Hồi giáo phong cách Trung Đông tại An Giang
Hãng hàng không lớn nhất Trung Đông miễn phí bảo hiểm du lịch trị giá tới 500.000 USD cho khách bay