Siêu âm thai nhi là một trong những kỹ thuật y khoa được sử dụng để đánh giá về tình hình phát triển và sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán không xâm lấn, nó đã trở thành chỉ định thường quy trong quá trình thăm khám thai nhi. Từ những ngày đầu của thai kỳ cho đến giai đoạn chuẩn bị vượt cạn. Dưới đây là các mốc siêu âm thai quan trọng và các giai đoạn siêu âm thai mà mẹ bầu cần lưu ý.
Các mốc siêu âm thai quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý
1. Đi khám và siêu âm thai lần 1 (5 – 8 tuần): Xác định có thai, tình trạng của thai
Khi nào nên đi siêu âm thai lần đầu? – Khi que thử thai báo 2 vạch, bạn cần đến bệnh viện để được test và xác định có thai cũng như được lắng nghe những tư vấn chuyên môn của bác sĩ về tình trạng của thai và lên lộ trình cho các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng như sau:
- Khám thai và tư vấn.
- Siêu âm để xác định có thai sớm và vị trí túi thai có nằm trong buồng tử cung hay không? Siêu âm có thể kiểm tra được tim thai, tính tuổi của thai và dự kiến ngày sinh.
- Khi đi khám tại thời điểm này bạn cần phải xét nghiệm: đường huyết, HIV, giang mai, HbsAg, Rubella, huyết đồ, nước tiểu.
- Điện tâm đồ.
2. Đi khám và siêu âm thai lần 2 (11 tuần – 13 tuần 6 ngày): Đo độ mờ da gáy
- Khám thai và tư vấn.
- Siêu âm đo độ mờ da gáy.
- Mẹ cần xét nghiệm Double test tầm soát dị tật của thai nhi.
3. Đi khám và siêu âm thai lần 3 (16 tuần – 22 tuần): Theo dõi sự phát triển của thai nhi
Siêu âm thai lần 3 là một trong các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng mà các mẹ bầu cần quan tâm đến. Nội dung khám thai bao gồm:
- Khám thai và tư vấn.
- Siêu âm 2D để có thể đánh giá hình thái và sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ.
- Nếu mẹ chưa làm xét nghiệm Double test thì mẹ cần làm xét nghiệm Triple test trước nhé. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán được các vấn đề sức khỏe của thai nhi.
4. Đi khám và siêu âm thai lần 4 (22 tuần – 28 tuần): Theo dõi sự phát triển bất thường của thai nhi
- Khám thai và tư vấn.
- Để đánh giá hình thái của thai nhi thì lúc này mẹ cần siêu âm 4D.
- Siêu âm để có thể đánh giá độ dài của cổ tử cung, nhằm phòng ngừa trường hợp nguy cơ sinh non.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Tiêm phòng uốn ván lần 1.
- Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose.
Tầm soát đái tháo đường thai kỳ là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn từ tuần thai 24 – 28 của thai kỳ. Ở giai đoạn này bánh nhau thai đang phát triển hoàn thiện nhất, tăng khả năng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết ra Hormon gây kháng Insulin dẫn đến hiện tượng tăng đường máu. Trường hợp này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho bé và mẹ.
5. Đi khám và siêu âm thai lần 5 (28 tuần – 32 tuần): Kiểm tra ngôi thai
- Khám thai và tư vấn.
- Siêu âm 4D để đánh giá được tình trạng phát triển của thai nhi, xác định ngôi thai, tình trạng nước ối, vị trí nhau thai, dây rốn,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Nếu sản phụ sinh con đầu hoặc lần 2 sau 5 năm thì cần tiêm uốn ván lần 2 nhé.
6. Đi khám và siêu âm thai lần 6 (32 tuần – 34 tuần): Đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Khám thai và tư vấn.
- Ở thời điểm này mẹ cần siêu âm 2D để có thể theo dõi rõ nhất tình trạng phát triển của thai nhi, xác định ngôi thai, tình trạng nước ối, vị trí nhau, dây rốn,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Theo dõi tim thai và những cơn co tử cung bằng Monitoring (Non-stress test).
7. Đi khám và siêu âm thai lần 7 (34 tuần – 36 tuần): Đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi
- Khám thai và tư vấn.
- Siêu âm 2D để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi tại thời điểm này, đồng thời xác định ngôi thai, vị trí nhau, tình trạng nước ối, dây rốn,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng Monitoring (Non-stress test).
8. Đi khám và siêu âm thai lần 8, 9, 10 (36 tuần – 39 tuần): Theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện những bất thường của thai và mẹ
- Khám thai và tư vấn.
- Hẹn tái khám 1 lần/tuần.
- Siêu âm 2D để đánh giá tình trạng của thai nhi, tình trạng nước ối, xác định ngôi thai, vị trí nhau, dây rốn,…
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng Monitoring (Non-stress test).
9. Đi khám và siêu âm thai sau 39 tuần: Theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện những bất thường của thai nhi và mẹ
- Khám thai và tư vấn.
- Hẹn tái khám 3 ngày/lần.
- Siêu âm 2D, nếu thai trên 40 tuần thì siêu âm màu.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng Monitoring (Non-stress test).
Khi có những dấu hiệu như ra huyết, nước âm đạo, thai máy (cử động thai) bất thường, đau bụng, thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để được hỗ trợ chẩn đoán và xử trí một cách chi tiết nhất.
Bài viết trên Shopee đã giới thiệu đến bạn các mốc siêu âm thai quan trọng và các tuần siêu âm thai quan trọng mà mẹ bầu cần biết. Hy vọng với những thông tin trên mẹ bầu sẽ có được thời gian thai kỳ khỏe mạnh nhé!
> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu nên siêu âm thai khi nào là tốt nhất?