Bạn đang có dự định kinh doanh homestay và tìm cách thiết kế homestay ít tốn kém? Vậy, TravelMag sẽ gửi đến bạn 5 cách thiết kế homestay đơn giản với chi phí phải chăng, vật dụng dễ tìm và phù hợp với xu hướng sống xanh.
1. Thiết kế container
Cơn sốt homestay được làm từ thùng container vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Kiểu thiết kế này không những mang lại cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo mà còn giúp chủ homestay tiết kiệm được chi phí đầu tư đáng kể.
Với kiểu dáng hiện đại, homestay từ container nhỏ gọn và khá thoải mái, có thể sắp xếp các nội thất đầy đủ và tiện nghi.
Bên cạnh đó, vì homestay làm từ thùng container không phải là công trình gắn liền với mặt đất nên bạn còn lược bỏ được bước xin cấp giấy phép xây dựng. Đồng thời, loại homestay này có tính lưu động, chỉ cần lắp thêm bánh xe là có thể di chuyển được rất thuận tiện khi muốn kéo đến vị trí khác.
2. Bungalow
Tương tự với thiết kế container, các bungalow được làm từ các vật liệu giá rẻ như gỗ thông. Các loại vật liệu này rất được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ, giúp du khách có được những trải nghiệm gần gũi và hòa mình với thiên nhiên.
Bungalow có phong cách hiện đại, trẻ trung xen lẫn với sự mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên, tạo nên một không gian yên bình.
Khi bước vào bungalow, du khách sẽ cảm nhận được không gian ấm cúng, thân thiện với môi trường nhưng vẫn rất hiện đại, tiện nghi với những trang thiết bị nội thất bên trong.
Bungalow có diện tích không quá lớn, thường chỉ từ 15m2 đến 24m2 và rất phù hợp cho nhóm bạn, gia đình nhỏ hoặc các cặp đôi đến nghỉ dưỡng và tham quan.
3. Lều vải
Thiết kế homestay theo phong cách du mục với những lều vải ngày càng được du khách yêu thích và tìm đến bởi tính lãng mạn, thơ mộng mà chúng mang lại. Nếu lựa chọn lều vải, bạn cần đầu tư cho ngoại cảnh, không gian nhiều hơn là căn lều vải đơn giản kia. Bạn có thể lựa chọn nền cát trắng, những chiếc bàn ghế gỗ hoặc mây đơn giản để cạnh lều, bếp củi cùng nhiều cây xanh xung quanh. Tất cả sẽ tạo nên một không gian lãng mạn, thơ mộng và bình yên, khiến du khách cảm thấy được thư giãn và nghỉ ngơi trong chuyến du lịch của mình.
Bên trong lều vải, bạn cũng nên trang trí những chùm đèn lấp lánh, giường bệt bằng gỗ, đèn ngủ nhỏ xinh để tạo nên cảm giác dễ chịu và ấm áp. Đồng thời, bạn cũng cần phải đảm bảo về an ninh an toàn cho du khách bởi đây là khu vực ngoài trời, có thể xảy ra trộm cắp hoặc nguy hiểm cho du khách nhé.
4. Nhà ở cộng đồng
Nhà ở cộng đồng là loại hình homestay được rất nhiều người lựa chọn ở khu vực miền núi và phổ biến nhất có lẽ là nhà sàn và nhà dài. Với thiết kế gồm những chân cột cao chống lên, thường có một tầng phía trên và bên dưới sẽ là không gian sinh hoạt chung như ăn uống, khu vệ sinh, dệt vải và trưng bày đồ lưu niệm. Tầng dành để nghỉ ngơi sẽ là một căn phòng lớn có thể có vách ngăn hoặc không, có chăn đệm đầy đủ và thường được các nhóm gia đình đông, nhóm sinh viên lựa chọn.
Khi lựa chọn nhà ở cộng đồng, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống mới mẻ tại đây: ăn uống, nấu nướng cùng với chủ nhà; trò chuyện để hiểu thêm về cuộc sống và con người nơi đây; giao lưu văn hóa cùng với những điệu nhảy, bài ca truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc… Bên cạnh đó, để khách không cảm thấy tẻ nhạt thì gia chủ có thể đầu tư thêm không gian xung quanh với những góc đọc sách, uống trà hoặc ban công để ngắm toàn cảnh thiên nhiên xung quanh.
Tuy nhiên khi chọn thiết kế này, bạn đừng quên trang trí cho không gian bên ngoài để hài hòa với những căn nhà. Bạn có thể trồng những khóm hoa, đặt một chiếc xích đu, bộ bàn ghế mây uống trà, con đường rải sỏi dẫn vào các phòng… để tạo điểm nhấn cho homestay của mình.
Có rất nhiều thiết kế homestay ít tốn kém khác, tuy nhiên 5 kiểu kể trên là những kiểu phổ biến, dễ làm và tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết kế homestay của mình sao cho tốn ít ngân sách mà vẫn có vẻ ngoài độc đáo, mới mẻ và thẩm mỹ.
Bài liên quan Có những nội thất đa năng này, homestay của bạn sẽ rộng hơn trông thấy Nhân dịp này, nhìn lại xem bạn có kinh doanh homestay sai cách không Làm đẹp homestay mùa dịch: Bohemian là gì, vì sao nên thử?