Chúng ta vẫn thường cân nhắc về việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng hàng ngày vì mục đích làm đẹp hoặc sức khỏe. Trong thực tế, liệu có cần thiết sử dụng các loại thực phẩm chức năng này hay không, và quan trọng hơn, dùng bao nhiêu là đủ? Dưới đây là khuyến cáo từ Hiệp hội Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ mà bạn có thể tham khảo.
Nếu bạn từng bước vào những cửa hàng bán thực phẩm cho sức khỏe, bạn sẽ không tránh khỏi hoa mắt vì hằng hà sa số các thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm bổ sung trên quầy kệ. Từ các loại vitamin đến khoáng chất hay những viên uống hỗ trợ giảm cân, có hàng ngàn chọn lựa mời gọi bạn. Nhưng thực sự bạn có cần chúng hay không?
Thực phẩm chức năng (thực phẩm bổ sung) là gì?
Đạo luật về sức khỏe và giáo dục bổ sung chế độ ăn uống, được Quốc hội Mỹ Hoa Kỳ phê duyện, định nghĩa Thực phẩm bổ sung (dietary supplements) là các sản phẩm:
Có mục đích bổ sung chế độ ăn uốngChứa một hoặc nhiều thành phần (như vitamin, thảo mộc, axit amin hoặc thành phần của chúng)Sử dụng qua đường miệngĐược dán nhãn là chất bổ sung chế độ ăn uống (dietary supplements)Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã từng quy định thực phẩm chức năng giống như cách thức thực phẩm, nhưng đã thay đổi kể từ ngày 24 tháng 8 năm 2007. Các biện pháp thực hiện sản xuất mới của FDA đảm bảo rằng các thực phẩm chức năng:
Được sản xuất với chất lượng đảm bảoKhông chứa chất gây ô nhiễm hoặc tạp chấtĐược dán nhãn chính xácQuy định mới đề cập rất cụ thể về việc sản xuất dạng viên nang và bột và giúp mang lại cho người tiêu dùng sự tin tưởng tuyệt đối rằng những gì ghi trên nhãn hiệu thực sự có trong sản phẩm.
FDA cung cấp cho các nhà sản xuất các hướng dẫn để đưa ra các tuyên bố về những ảnh hưởng của sản phẩm đến cơ thể của người tiêu dùng. Nếu các nhà sản xuất tuyên bố về hiệu quả sản phẩm, họ phải thông báo để được FDA phê duyêt. Nhà sản xuất phải cung cấp các bằng chứng rằng sản phẩm của họ hiệu quả và an toàn đối với cơ thể người.
Những ai cần đến thực phẩm chức năng?
Như đúng tên gọi của nó, thực phẩm bổ sung được thiết kế để bổ sung cho chế độ ăn uống của bạn, chứ không phải thay thế các thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày.
David Grotto, RD, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) cho biết: “Thực phẩm chức năng có thể giúp tăng cường chế độ ăn uống có thiếu hụt, nhưng một số ít vitamin, khoáng chất hoặc các chế độ ăn uống khác không bao giờ thay thế chế độ ăn uống lành mạnh.”
Ông cũng cho biết thêm: “Thực phẩm rất phức tạp, không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn là chất xơ, chất dinh dưỡng (carbohydrate, protein và chất béo), chất phytochemical và toàn bộ các chất dinh dưỡng mà khoa học chưa xác định được cùng kết hợp với nhau và hình thành nên lợi ích của một chế độ ăn uống lành mạnh.”
Tuy nhiên, ADA nhận ra rằng một số người có thể cần bổ sung vì các vitamin và / hoặc khoáng chất họ cần rất khó để có đủ lượng trong chế độ ăn uống. Các nhóm này bao gồm:
Phụ nữ mang thaiCác bà mẹ cho con búNgười ăn chay nghiêm ngặtNhững người bị dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạpNgười cao tuổiNhững người mắc các bệnh như ung thư, hoặc thận, tim mạch hoặc bệnh về xươngBạn cần bao nhiêu vitamin và khoáng chất hàng ngày?
Lượng hấp thụ hàng ngày tham khảo (The Reference Daily Intake – RDI) là mức tiêu thụ hàng ngày của một chất dinh dưỡng được coi là đủ để đáp ứng các yêu cầu của 97-98% của các cá nhân khỏe mạnh. Mặc dù được thiết kế cho người dân Hoa Kỳ, nó đã được thông qua bởi các quốc gia khác, mặc dù không phổ biến.
RDI được sử dụng để xác định giá trị hàng ngày (Daily Value – DV) của thực phẩm, được in trên nhãn thực phẩm dinh dưỡng (như % DV) ở Hoa Kỳ và Canada, và được quản lý bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Health Canada. Trong đó, các nhãn ghi “high,” “rich in,” hoặc “excellent source of” (“cao”, “giàu có” hoặc “nguồn tuyệt vời”) có thể được sử dụng cho thực phẩm chứa 20% hoặc hơn RDI. Các nhãn ghi “good source,” “contains,” hoặc “provides” (“nguồn tốt”, “chứa” hoặc “cung cấp”) có thể được sử dụng trên thực phẩm nếu nó chứa từ 10% đến 20% RDI.
Chú thích:
NE – not established – Không có thông tinf – female – nữlact – lactating (breast feeding) female – phụ nữ cho con búm – male – nampreg – pregnant female – phụ nữ mang thaimg – milligram (1,000 milligrams = 1 gram)mcg – microgram (1,000 micrograms = 1 milligram)supper limit: giới hạn tối đaThế nào là dư thừa vitamin?
Hypervitaminosis là một tình trạng chỉ mức độ lưu trữ cao bất thường của vitamin, có thể dẫn đến các triệu chứng độc hại. Tên y tế cụ thể của các tình trạng khác nhau có nguồn gốc từ vitamin liên quan: thừa vitamin A, ví dụ, được gọi là hypervitaminosis A. Hypervitaminoses chủ yếu là do vitamin tan trong chất béo (D và A), vì chúng được lưu trữ bởi cơ thể trong thời gian dài hơn so với các vitamin tan trong nước.
Nói chung, mức độ độc hại của vitamin xuất phát từ lượng bổ sung cao và không phải từ thực phẩm tự nhiên. Độc tố của các vitamin tan trong chất béo cũng có thể được gây ra bởi một lượng lớn các loại thực phẩm, nhưng thực phẩm tự nhiên hiếm khi cung cấp các mức vitamin tan trong chất béo nguy hiểm.
Tóm lại, viêc bổ sung thực phẩm chức năng để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần hiểu rõ hàm lượng vitamin và khoáng chất cơ thể cần bổ sung mỗi ngày là bao nhiêu, trong đó có bao nhiêu đã được đưa vào qua đường ăn uống, còn lại là cung cấp bằng thực phẩm chức năng để mang lại hiệu quả cao cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh tình trạng dư thừa, lãng phí.
Xem thêm
Hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng điều trị mụn
Cẩm nang phải đọc trước khi mua thực phẩm chức năng