Môi giới bất động sản: hành trình gian nan khẳng định bản thân

Các môi giới bất động sản thường bị gán ghép chung với “cò nhà đất” và đi kèm theo đó là bao tai tiếng về các vụ lừa đảo. Tuy vậy, những môi giới tâm huyết vẫn đang nỗ lực từng ngày để xóa nhòa định kiến này. Vì nghề môi giới, cũng như bao nghề khác, là một nghề chân chính.
Môi giới bất động sản: hành trình gian nan khẳng định bản thân
Môi giới bất động sản: hành trình gian nan khẳng định bản thân


Làm cò hay làm môi giới?

Những năm thập niên 90, tại Việt Nam vẫn chưa tồn tại khái niệm về thị trường bất động sản. Trước năm 1993, mọi giao dịch mua bán nhà đất chỉ cần ra phường làm giấy tay là đủ. Sau những năm 2000 trở đi, thị trường mới dần dần hình thành khi sổ đỏ và sổ hồng ra đời. Những người hoạt động môi giới dần xuất hiện và được gọi là “cò nhà đất”.

Về bản chất, cò đất và môi giới chuyên nghiệp đều có vai trò cốt lõi là cầu nối cho người bán và người mua nhà đất. Khác biệt duy nhất là những yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng mà một môi giới cần sở hữu trước khi chính thức hành nghề.

Có thể thấy, làm cò đất có ít yêu cầu hơn làm môi giới. Như cơn sốt đất Phú Quốc vừa qua, ngay cả cánh xe ôm cũng “kiếm thêm” bằng cách giới thiệu đất cho người có nhu cầu mua để hưởng tiền hoa hồng cả chục triệu. Không nhất thiết phải có bằng cấp, thu nhập lại cao, hàng loạt người dấn thân làm cò đất.

Từ đó, không biết bao vụ lừa đảo đã xảy ra khiến cái danh “cò đất” ngày càng xấu đi. Một số chiêu trò phổ biến của cò đất thời gian qua có thể kể đến như: giới thiệu dự án ở chỗ này nhưng lại dẫn đi xem chỗ khác, bán chênh lệch hàng trăm triệu đồng so với giá gốc, vẽ ra tiện ích trên quy hoạch để thu hút người mua, phối hợp với nhau tạo hiệu ứng đám đông hối thúc khách hàng đặt cọc...

Gần đây nhất là vụ địa ốc Alibaba tự xưng chủ đầu tư của dự án khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, tự phân lô bán nền và thu tiền của khách dù không được cấp phép. Chính những sự việc như vậy đã khiến khách hàng nói riêng và cả xã hội nói chung mất niềm tin vào cò đất, thậm chí còn vạ lây sang cả những môi giới bất động sản. Bởi lẽ, không nhiều người phân biệt được sự khác nhau đáng kể giữa hai danh xưng này.

Định nghĩa chính xác về nghề môi giới

Nhằm chuẩn hóa đội ngũ những người hành nghề môi giới bất động sản, Bộ Xây dựng đã đưa ra Thông tư 11/2015/TT - BXD quy định các môi giới phải có chứng chỉ hành nghề thì mới được phép hoạt động. Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/2/2016. Theo đó, nhân viên môi giới phải thi sát hạch để nhận chứng chỉ hành nghề.


Mỗi nhân viên môi giới đều bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề

Để được cấp chứng chỉ này, nhân viên môi giới phải vượt qua nhiều phần thi sát hạch. Kiến thức cơ sở về pháp luật, thị trường, đầu tư trong ngành bất động sản... cũng như các kiến thức chuyên môn về dịch vụ, quy trình và kỹ năng môi giới đều bắt buộc phải nắm vững.

Người dự thi phải có hồ sơ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và đạt đủ điểm sát hạch thì mới được cấp chứng chỉ. Như vậy, việc trở thành một nhân viên môi giới thực thụ đòi hỏi nhiều hơn một cò đất thông thường rất nhiều. Đó là chưa kể các môi giới thường được quản lý bởi công ty, có quy chế rõ ràng thay vì hoạt động tự do như cò đất.

Vậy, vai trò của một môi giới bất động sản là gì? Khác với cò đất chỉ cung cấp thông tin mua bán và hỗ trợ giấy tờ chút ít, một môi giới có đủ khả năng tư vấn toàn diện cho từng nhu cầu của khách hàng.

Không chỉ đơn thuần là “người bán hàng” hay người “giới thiệu”, môi giới còn là người đại diện cho khách hàng trong một giao dịch mua bán nhà đất: Mua bán ra sao? Giá cả bao nhiêu thì được? Đặt cọc thế nào? Thủ tục sang tên đăng bộ cần làm gì? Hình thức giao tiền, giao nhà?

Những nỗ lực cần được ghi nhận

“Xin đừng đánh đồng môi giới bất động sản với cò đất” là ước nguyện của không ít các nhân viên môi giới hiện nay. T., một môi giới ở TPHCM cho biết mỗi lần báo đài đăng tin cò đất lừa đảo là cô và đồng nghiệp lại thêm rầu rĩ.

Hằng ngày, một môi giới phải gọi điện thoại cho hàng trăm khách hàng để giới thiệu dự án. Người thì lắng nghe rồi nhẹ nhàng từ chối, người thì cúp máy ngang, và không thiếu những khách hàng sẵn sàng lấy tin tức cò đất lừa đảo đọc được ở đâu đó để mắng xối xả vào điện thoại. Một ngày mấy trăm cuộc điện thoại như vậy nhưng cao lắm chỉ vài ba người tỏ ý muốn mua dự án chứ đừng nói là xuống tiền đặt cọc.

Đằng sau những câu chuyện thành công doanh thu “khủng” trên báo là những góc khuất ít ai biết đến. Lương mỗi tháng không cao, chi phí xăng xe, truyền thông cho dự án, mua sắm trang phục... thì gấp cả mấy lần lương. Nữ môi giới còn bị khách gạ gẫm, đòi ký hợp đồng tại nhà riêng. Có tháng bán được, có tháng không, thu nhập chẳng mấy khi ổn định. Tuy vậy, vì tâm huyết nên các môi giới vẫn gắn bó với nghề.

“Cực khổ là vậy nhưng mỗi lần nói làm môi giới thì lại bị hỏi là làm cò đất phải không, nghe cũng tủi thân chứ”, một môi giới chuyên đất nền ở Nhơn Trạch chia sẻ. Khi danh xưng “cò đất” vẫn còn quá phổ biến thì đây là nỗi niềm chung mọi môi giới. Phải chăng, đã đến lúc nghề môi giới bất động sản cần được công nhận và vinh danh?

Cuộc thi “Nhà môi giới tài năng” do MuaBanNhaDat.vn tổ chức diễn ra từ ngày 08/06/2018 đến ngày 03/08/2018. Cuộc thi gồm 3 vòng: trắc nghiệm kiến thức, ứng xử tình huống và trình bày dự án. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu. “Nhà môi giới tài năng” được đồng hành bởi Nhà phát triển Bất động sản TTC Land (tiền thân là Sacomreal), Ngân hàng UOB chi nhánh TPHCM, Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Tập đoàn Địa ốc Vạn Xuân.

Xem thông tin chi tiết tại: https://duan.muabannhadat.vn/moi-gioi-nha-dat-tai-nang

MuaBanNhaDat