Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 1955, khi các nhà khoa học lần đầu tiên khám phá ra một ngoại hành tinh mang tên 51 Pegasi, một quả cầu khí khổng lồ giống như sao Mộc, quay quanh một ngôi sao chủ giống như Mặt trời.Hơn 20 năm sau, hơn 2000 ngoại hành tinh đã được khám phá và hàng trăm tỉ ngoại hành tinh khác được cho là tồn tại trong vũ trụ.Rất khó để có thể thấy được hình ảnh trực tiếp của một ngoại hành tinh.Các nhà thiên văn học khám phá ra các ngoại hành tinh lớn nhất đầu tiên vì chúng dễ phát hiện nhất. Tiếp đó là các sao lùn khí (hành tinh chuyển tiếp) với bầu khí quyển gồm khí hydro và heli, tiếp đó là các hành tinh được bao phủ bởi đại dương, dung nham hoặc đá... cho tới các ngoại hành tinh có kích cỡ như Trái đất.Rất khó để có thể thấy được hình ảnh trực tiếp của một ngoại hành tinh, vì chúng thường bị che mờ do ngôi sao chủ sáng hơn rất nhiều.Các ngoại hành tinh thường được phát hiện gián tiếp qua việc quan sát hiệu ứng trọng lực mà ngoại hành tinh đó tác động lên ngôi sao chủ. Hoặc bằng cách nghiên cứu sự sụt giảm độ sáng của ngôi sao chủ, khi một hành tinh bay ngang qua.Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đã cho phép các nhà thiên văn học có thể chụp được hình ảnh của một số ngoại hành tinh, giúp tìm hiểu thêm về nguồn gốc của Hệ Mặt trời và tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái đất.Hành tinh ngoài Hệ Mặt trời là gì?Hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời hay ngoại hành tinh là những hành tinh nằm ở ngoài Hệ Mặt Trời. Cho đến 1 tháng 7 năm 2018, có 3,797 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, trong số đó thuộc về 2,841 hệ hành tinh, với 632 hệ có nhiều hơn một hành tinh quay quanh.Các ngoại hành tinh thuộc về một hệ hành tinh nhưng đi theo quỹ đạo của một ngôi sao, hố đen, tàn tích hay một hành tinh khác thay vì đi theo quỹ đạo của Mặt Trời.
Du Lịch Tại Chỗ - Xu Hướng Du Lịch Mùa Covid 26-11-2021, 15:56