Mới đây, Lầu Năm Góc đã phác thảo chiến lược AI đầu tiên của quân đội Mỹ. Kế hoạch mới kêu gọi tăng tốc sử dụng hệ thống AI trong toàn bộ quân đội, từ các hoạt động thu thập thông tin tình báo đến dự đoán khi nào cần bảo trì máy bay hoặc tàu chiến.Lầu Năm Góc có nhắc đến việc sẽ trao quyền tự điều khiển vũ khí cho AI.Theo hãng thông tấn AP, động thái trên của Mỹ không khó hiểu trong bối cảnh các cường quốc quân sự khác như Nga và Trung Quốc đang tích cực ứng dụng công nghệ AI trong mọi mặt đời sống, bao gồm cả quân sự.Trong báo cáo kế hoạch, Lầu Năm Góc có nhắc đến việc sẽ trao quyền tự điều khiển vũ khí cho AI. Tuy nhiên theo một chỉ thị quân sự đưa ra hồi năm 2012, mọi thứ vẫn cần nằm trong quyền kiểm soát của con người.Mỹ và Nga là một trong số ít các quốc gia đã đơn phương phản đối lệnh cấm quốc tế đối với "robot sát thủ" của Liên Hợp Quốc. Lệnh cấm này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nguy cơ chiến tranh robot khi con người không còn tham chiến. Mỹ cho rằng, một lệnh cấm hoặc điều chỉnh ngay lúc này là còn quá sớm.AI và robot trở thành những lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, sát cánh cùng các lực lượng quân đội của nước này.Trên thực tế mục đích đằng sau việc phản đối của Mỹ là để có thêm thời gian phát triển AI và robot trở thành những lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, sát cánh cùng các lực lượng quân đội của nước này. Mặc dù vậy, chiến lược trên của Lầu Năm Góc không hẳn được ủng hộ ngay trong lòng nước Mỹ vì những lý do đạo đức.Hiện tại Lầu Năm Góc đang làm việc với các chuyên gia AI thuộc ngành công nghiệp và các học viện uy tín để sớm ban hành bộ hướng dẫn đạo đức dành cho các ứng dụng AI trong tương lai.Ông Todd Probert, phó chủ tịch bộ phận tình báo tại công ty sản xuất radar Raytheon, hiện đang làm việc cùng Lầu Năm Góc về dự án Maven và nhiều dự án khác chia sẻ: "Việc sử dụng công nghệ sẽ chỉ giúp tăng tốc quá trình nhưng tuyệt đối không thể thay thế việc đưa ra mệnh lệnh".
Quán cà phê ngắm máy bay lướt ngang đầu ở Sài Gòn 29-07-2018, 17:30