Dù đã dự tính trước sẽ gặp phải một số di chỉ cổ xưa nhưng những người tham gia xây dựng đường tàu HS2 nối Brimingham và London - Anh không ngờ những gì họ tìm thấy có giá trị ngoài sức tưởng tượng.Trên website riêng, những người đứng đầu dự án HS2 hài hước mô tả: "Công việc của chúng tôi sẽ trải dài từ thời tiền sử, qua thời La Mã, thời Anglo-Saxon và Trung Cổ, Cách mạng công nghiệp, rồi đến thế chiến thứ 2".
Hai nhà khảo cổ đang tỉ mẩn phân tích những thứ đào lên từ công trình HS2 - (ảnh: PA).
Rất nhiều nhà khảo cổ đang làm việc tại công trình - (ảnh: HS2 Ltd).Sau 1 năm kể từ khi khởi công đường tàu, nhiều đoàn khảo cổ học đã được mời đến và đến nay đã có… 1.000 nhà khảo cổ đang làm việc trên khắp tuyến đường, tỉ mẩn khai thác những dấu tích trải dài hơn 10.000 năm lịch sử.Chúng ta cũng điểm lại vài phát hiện nổi bật nhất trong số 60 cụm di chỉ mà HS2 đã đụng phải:
1. "Viên nang thời gian" thời Victoria
Tuy không phải là phát hiện lớn nhất nhưng 2 viên nang thời gian trong hình dáng chiếc lọ chứa thông điệp 140 năm trước là phát hiện khảo cổ đầu tiên, mở ra hành trình xuyên thời gian của HS2.Hai viên nang này được phát hiện khi người ta phá hủy Bệnh viện Nhiệt đới Quốc gia để lấy chỗ xây đường tàu. Đó là một vật mang tính biểu tượng, được chôn khi khởi công xây dựng những công trình lớn, theo phong tục quốc gia này.
Viên nang thời gian được phát hiện trong một tảng đá thuộc phần nền móng của bệnh viện - (ảnh: PA).
2. London – "thủ đô" từ thời đồ đá
Nhiều công cụ đánh lửa và dấu tích của một đàn ngựa và tuần lộc khổng lồ được phát hiện tại thung lũng Colne, phía Tây London. Ước tính chúng đã rong ruổi trong khoảng 11.000-8.000 năm trước công nguyên, vào thời kỳ đồ đá giữa.Những con vật này rất có thể không phải ngựa hoang mà thuộc về những người tiền sử đã cai trị thung lũng từ thời đồ đá đến thời trung cổ.
Một mảnh công cụ thời đồ đá - (ảnh: Historic England).
Ảnh: PA
3. Thị trấn La Mã – Anh
Tồn tại vào khoảng năm 43-410 sau công nguyên, bao gồm nhiều con đường, tòa nhà, chuồng thú… được phát hiện ở khu vực gần Aylesbury ở Buckinghamshire.
4. Một phần chiến trường của "chiến tranh hoa hồng"
Các dấu vết của trận Edgcote nơi quân đội của Bá tước Pembroke bị đánh bại năm 1469 bởi một lực lượng phiến quân do Robin of Redesdale chỉ huy là một phần của "chiến tranh hoa hồng" giành vương vị ám ảnh nước Anh một thời.Ở Northamptonshire có một nơi trông giống như cánh đồng và các nhà khảo cổ đã tìm được bằng chứng cho thấy đây chính là bãi chiến trường cổ đại.
Một bình gốm trung cổ - (ảnh: HS2 Ltd).
5. Những làng mạc nơi lịch sử "xếp chồng"
Cũng tại Northamptonshire, các nhà khảo cổ đã tìm ra dấu vết định cư của con người nhưng có điều những thứ họ tìm thấy lại thuộc về nhiều thời kỳ khác nhau. Nhận định ban đầu cho thấy đây là miền đất đã nhiều lần được con người chọn sinh sống, tọa lạc nhiều làng mạc, thị trấn từ thời đồ đồng, đồ sắt, thời La Mã, Anglo-Saxon và thời trung cổ.
6. 60.000 ngôi mộ cổ ở London
Một nghĩa trang cực lớn gồm hơn 60.000 ngôi mộ cổ là phát hiện gần đây nhất khiến hơn 200 nhà khảo cổ bận rộn. Khu nghĩa trang nằm gần St James’s Gardens, một công viên lớn gần ga tàu Euston ở London, đã bắt đầu hình thành 230 năm trước.Ở đây, người ta phát hiện hài cốt của nhiều nhân vật tiếng tăm.
Một bộ hài cốt cổ được đem về phòng thí nghiệm để nghiên cứu - (ảnh: MOLA).
Khai quật hài cốt - (ảnh: PA).Trước khi bắt tay vào dự án HS2, nhà chức trách đã cẩn thận thực hiện các khảo sát địa vật lý tại khu vực này vì lo sợ sẽ làm hư hại các di chỉ ẩn giấu dưới lớp đất Brimingham – London, một "con đường lịch sử" mà họ tin rằng con người nhiều thời kỳ đã sinh sống dọc theo tuyến đường. Nhờ đó, họ đã đoán trước và rất cẩn thận khi tiến đến những khu vật có thể chứa cổ vật, mộ cổ.Video giới thiệu cuộc khảo cổ lớn nhất nước Anh của HS2 Archaeology.Đường tàu dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2026. Trong đó, các công trình khai quật khảo cổ sẽ chiếm một phần khá lớn thời gian. Cuộc khai quật vĩ đại và đầy bất ngờ này hiện là công trình khảo cổ lớn nhất nước Anh và có thể là lớn nhất toàn châu Âu, theo các chuyên gia đánh giá.