Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Anh Will Burrard-Lucas, 35 tuổi, chụp ở Kenya. Trong ảnh là con báo hoa mai bị nhiễm hắc tố siêu hiếm gặp. Trái ngược với chứng bạch tạng, nhiễm hắc tố là kết quả của đột biến gene gây ra tình trạng dư thừa sắc tố ở da hoặc lông động vật, khiến cơ thể chúng có màu đen.Báo đen quý hiếm châu Phi lần đầu được chụp ảnh sau 100 năm.Con báo được ngợi khen là tuyệt đẹp.Đây là hiện tượng cực hiếm nên ít bằng chứng, tư liệu khoa học xác nhận sự tồn tại của chúng. Loạt ảnh này là tài liệu khoa học đầu tiên về loài báo đen châu Phi sau gần 100 năm.Những bức ảnh hiếm hoi về loài này được xác nhận chụp năm 1909 ở Ethiopia và hiện thuộc bộ sưu tập ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ.Con báo trong loạt ảnh được xác định là báo cái, đi cùng một con khác lớn hơn có màu sắc bình thường.Thần thái của con báo.Will Burrard-Lucas làm việc cùng các nhà sinh vật học đến từ sở thú San Diego. Anh với cộng sự đặt camera khắp các khu vực được đồn đại là có loài báo đen hay xuất hiện. Nhiếp ảnh gia này sử dụng những thiết bị hiện đại và có được những bức ảnh tuyệt đẹp với đầy đủ thần thái của báo đen."Đây là sinh vật tuyệt đẹp, ngoạn mục nhất mà tôi đã từng chụp. Tôi đã đạt được ước mơ của mình" - Will Burrard-Lucas xúc động chia sẻ trên trang cá nhân."Mọi người lo ngại cho rằng con báo đen có thể là mục tiêu cho những người săn bắt khi hình ảnh, thông tin lan tỏa. May mắn, việc săn trộm là hành vi bất hợp pháp ở Kenya. Tôi nghĩ rằng việc thông tin về báo đen quý hiếm có thể du lịch địa phương và lợi ít của nó vượt xa các rủi ro nên đã nêu địa điểm. Du lịch thường mang doanh thu quan trọng cho những nơi thế này và cũng là nguồn tài trợ duy nhất cho các tổ chức nỗ lực bảo tồn" - Will Burrard-Lucas trần tình.Will Burrard-Lucas.Con báo trong đoạn video clip của sở thú.
Bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An 10-08-2018, 14:00