Mello cho biết ông Hạ đã gửi email cho ông với tiêu đề "Thành công" vào tháng 4/2018, sau khi một phụ nữ tham gia thử nghiệm của Hạ mang thai thành công cặp song sinh đã được chỉnh sửa gene.Vị giáo sư Mỹ sau đó trả lời rằng ông thực sự quan ngại về nghiên cứu mà nhà khoa học Trung Quốc đang thực hiện. Vị giáo sư nói thêm sẽ không bàn luận thêm về vấn đề này."Tôi mừng cho ông nhưng tôi không muốn bị cuốn vào câu chuyện này. Ông đang mạo hiểm với sức khỏe của đứa trẻ mà ông chỉnh sửa gene. Tôi chỉ không muốn nhìn thấy cách ông làm, nhưng tôi chúc bệnh nhân của ông mang thai khỏe mạnh", ông Mello viết trong email phản hồi.Giáo sư Đại học Massachusetts Craig Mello, người từng giành giải thưởng Nobel y học năm 2006. (Ảnh: Nobel Prize).Theo AP, dù biết rằng nghiên cứu của ông Hạ là phi đạo đức, vị giáo sư từng nhận giải thường Nobel danh giá năm 2006 vẫn tiếp tục làm chuyên gia tư vấn cho công ty của nhà nghiên cứu tới từ Thâm Quyến, cho tới khi tin tức về thí nghiệm chỉnh sửa gen được công bố gây chấn động.Trong một email khác, Mello cảnh báo nhà khoa học Trung Quốc trước các rủi ro sắp tới liên quan tới nghiên cứu chỉnh sửa gen, nhưng không muốn bất cứ ai nghĩ rằng ông chấp thuận công việc mà ông Hạ đang làm."Tôi xin lỗi vì không thể hỗ trợ nhiều hơn với nghiên cứu này", ông Mello viết.Sau khi công bố nghiên cứu của mình, nhà khoa học Trung Quốc phải đối mặt với một loạt chỉ trích từ cộng đồng khoa học thế giới, bị trường đại học nơi ông đang công tác đuổi việc. Thậm chí có thông tin cho biết ông này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tử hình nếu mắc tội tham nhũng và hối lộ để thực hiện thí nghiệm "chui", cũng như vi phạm nguyên tắc nghiên cứu để cấy phôi thai đã được chỉnh sửa gen vào người mẹ, thay vì phá hủy mẫu theo quy định.Theo kết quả điều tra mới đây của giới chức Trung Quốc, ông Hạ đã tự tổ chức và chi trả ngân sách cho thử nghiệm bị cấm theo luật pháp Trung Quốc.Cụ thể theo báo cáo điều tra, nhà khoa học Trung Quốc “đã tổ chức một nhóm dự án, bao gồm các nhân viên nước ngoài, cố ý tránh sự giám sát và sử dụng công nghệ có độ an toàn và hiệu quả không chắc chắn để thực hiện hoạt động chỉnh gen trên phôi người với mục đích sinh sản, việc bị cấm ở Trung Quốc".Theo báo cáo, từ tháng 3/2017 đến tháng 11/2018, ông Hạ làm giả giấy tờ phê duyệt và kêu gọi được 8 cặp đôi tham gia thử nghiệm, kết quả 2 trường hợp có thai. Một trong hai bà mẹ này sinh ra cặp sinh đôi Lulu và Nana, một người phụ nữ khác vẫn đang mang bào thai chỉnh sửa gen.Các điều tra viên cho biết ông Hạ cùng đội dự án và các tổ chức liên quan sẽ bị phạt theo quy định và luật pháp Trung Quốc. Trong khi đó, cặp trẻ sinh đôi sẽ được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Đông theo dõi y tế.
Nét văn hóa Đà Lạt 4-08-2018, 21:30