Tại sao lại có quá nhiều nghĩa trang trong một thị trấn nhỏ xíu như thế này? Hãy quay ngược thời gian trở về giữa những năm 1800, khi cơn sốt vàng California mới chỉ bắt đầu. Vào năm 1848, một công nhân xây dựng đường tàu đã vô tình đào được vàng và tin đồn bắt đầu lưu hành nhanh chóng.Vô số người từ bờ biển phía đông và thậm chí các quốc gia tràn khác vào California với hy vọng làm giàu. Làn sóng đổ bộ này đã khiến dân số San Francisco nhảy vọt từ 812 cư dân lên khoảng 25.000 cư dân chỉ trong hai năm.Khi cư dân mới kéo đến ở San Francisco quá đông, thành phố không kịp cung cấp các nhu cầu, rồi dịch bệnh, rồi mỏ vàng bị sập… dẫn đến hàng ngàn cái chết mỗi năm. Hàng chục nghĩa trang mọc lên như nấm, thậm chí thành phố không có đủ đất để chôn người chết. Trong 14 năm sau đó, những người chết mới không được phép chôn trong thành phố, và tất cả các thi thể được đẩy ra bên ngoài đến các thị trấn lân cận.Năm 1940 chính quyền từng đề xuất việc khai quật các ngôi mộ ở San Francisco và chuyển đến các thị trấn vùng xa và nhỏ như Colma. Sau đó một đạo luật được đề xuất, các thi thể chỉ có thể được chuyển đến một nghĩa trang nếu gia đình phải bỏ tiền mua chỗ chôn. Mặt khác, các thi thể vô chủ để bị đưa đến nơi khác.Quá trình di chuyển các thi thể từ San Francisco đến Colma là một điều hết sức kinh khủng đối với những người vô gia cư đang cư trú trong những ngôi mộ mở, những con chó đi lạc thường xông vào cướp mọi thứ đồ của họ thậm chí chúng còn cướp cả xác người những khi quá đói khát. Kể từ thời gian này, khoảng 75 thi thể được chuyển đến chôn cất ở Colma mỗi ngày.Bắt đầu từ đó thị trấn nhỏ Colma trở thành thành phố của những linh hồn. Dường như có rất nhiều những oan hồn kêu rên vô tận trong các nghĩa trang của Colma. Số lượng xác chết ngày càng tăng đã khiến thị trấn trở nên nổi tiếng với biệt danh “thị trấn linh hồn” khi có tới 1.500 ngôi mộ trong khi chỉ tồn tại 1.800 cư dân đang sinh sống.
Nét văn hóa Đà Lạt 4-08-2018, 21:30