Ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung các Luật này là cần thiết. Hầu hết những đề xuất đều phù hợp và đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD-ĐT nước nhà.Nhiều tâm tư về chính sách cho nhà giáoCó lẽ đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất của các nhà giáo, cử tri và đại biểu Quốc hội ngay từ khi Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD được triển khai, tuy nhiên, vì nhiều lý do, đã không được đề cập tới trong Dự thảo vừa được trình Quốc hội.Tâm tư về vấn đề này, trong buổi thảo luận ở tổ về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD và Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD ĐH, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (đoàn Tây Ninh) đã gửi gắm nguyện vọng tha thiết của cử tri về chế độ lương cho nhà giáo. Theo đó, giáo viên làm sao phải sống được bằng lương, để không phải “chân trong, chân ngoài” bươn chải.“Giáo viên mầm non và tiểu học thường phải đi sớm, về muộn, nhưng mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Mong cải cách chế độ tiền lương thế nào để đảm bảo đội ngũ các thầy cô sống được bằng lương” - đại biểu Huỳnh Thanh Phương nêu ý kiến; đồng thời cũng bày tỏ quan điểm về yêu cầu nâng chuẩn giáo viên là cần thiết, nhưng cần cân nhắc lộ trình cẩn trọng. Ông cũng bày tỏ băn khoăn khi yêu cầu giáo viên chuẩn hóa về chuyên môn nhưng không đi liền với chế độ chính sách, tiền lương.Cũng bày tỏ sự quan tâm tới chính sách cho đội ngũ giáo viên, đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình) cho biết điều ông tâm tư nhất chính là về chính sách lương nhà giáo và miễn học phí cho HS.Theo ông, vấn đề này rất quan trọng với chất lượng GD; vì vậy, cần phải được thể hiện về mặt nguyên tắc trong Luật GD, còn cụ thể như thế nào thì nên để cho các văn bản quy phạm quy định cho phù hợp với mặt bằng chung và điều kiện cụ thể cho mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, mức lương và thang bảng lương cho giáo dục cần được xác định đúng mức để thầy cô giáo thực sự sống được bằng nghề để quan hệ thầy trò đúng nghĩa “tôn sư, trọng đạo”, không phải là “quan hệ thương mại”.Đồng quan điểm về sự cần thiết xem xét chính sách lương phù hợp cho nhà giáo, đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) dẫn ra nội dung: “Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ” trong Dự thảo.Với vấn đề này, đại biểu cho rằng, thực tế hiện nay lương của giáo viên rất thấp, không đáp ứng được đời sống của đội ngũ giáo viên và những người làm trong ngành GD; giáo viên học trung cấp, CĐ lên ĐH vẫn chưa có cơ hội thi chuyển ngạch, bậc lương. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên giỏi được điều động về công tác ở Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT lại không được hưởng chế độ thâm niên nghề, không được bảo lưu; với quy định như vậy sẽ không thu hút được người tài về công tác ở các cơ quan quản lý GD.Hành lang pháp lý tạo động lực cho ngườilàm công tác GDĐại biểu Bùi Văn Phương nhận định: GD trong hai thập niên gần đây tuy đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, nhưng còn quá nhiều vấn đề đặt ra: Về chương trình học, về biên soạn SGK; về chất lượng giảng dạy và sự đồng bộ giữa dạy chữ và dạy người; về đạo đức nhà giáo, đạo đức học trò… gây nên sự lo lắng cho tương lai đất nước. Vì vậy, điều ông quan tâm nhất trong việc sửa đổi Luật GD lần này là vai trò quản lý Nhà nước về GD được tăng cường mạnh mẽ.Đi sâu hơn về các đề xuất mang tính chuyên môn trong Dự thảo, trong đó có nội dung về chương trình SGK, đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng “một chương trình, nhiều SGK” là phù hợp, bởi chương trình là thống nhất nên SGK phải bám sát chương trình. Do đó, sách nào tốt sẽ được người dạy và người học chấp nhận và ngược lại. Sự cạnh tranh này sẽ giúp các chuyên gia biên soạn SGK phù hợp giúp chúng ta chọn lọc được những bộ SGK tốt hơn, chất lượng hơn. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng cần đảm bảo được việc thẩm định các kết quả và công bố rộng rãi các kết quả trong quá trình biên soạn sách.Đề cập rộng hơn về quyền lợi nhà giáo, đại biểu Hồ Thị Minh cho rằng, liên quan đến quy định về quyền của nhà giáo được quy định tại điều 73 của Luật, khoản 4 quy định nhà giáo được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, đề nghị cần bổ sung và quy định đầy đủ là: “Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm”. Về các hành vi nhà giáo không được làm tại điều 75, đại biểu đề nghị bổ sung thêm hành vi: 1) Phân biệt đối xử giữa các người học; 2) Gây áp lực, ức chế về tinh thần đối với người học.Ngoài vấn đề lương nhà giáo, đại biểu Phương cũng thông tin thêm nguyện vọng cử tri về miễn học phí cho HS THCS công lập: Chúng ta đã miễn giảm nhiều cho HS diện chính sách, HS DTTS; nếu miễn học phí được cho cả HS THCS sẽ thể hiện tính ưu việt của chế độ chúng ta. Còn với nội dung thay miễn học phí bằng tín dụng sư phạm, đại biểu đồng tình với thiết kế của Luật để tránh Nhà nước đầu tư lãng phí, dàn trải; đồng thời phù hợp với thực tế của GD hiện nay, khi mà không ít SV sư phạm ra trường làm khác ngành, gây lãng phí nhiều cho ngân sách.Thông qua Luật GD, Nhà nước phải tạo được những hành lang pháp lý để quy tụ, phát huy sức mạnh của những người làm công tác giáo dục và Luật GD phải khắc phục được những lo lắng của xã hội, những bất cập trong thời gian vừa qua. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD cũng cần giải quyết được những nhược điểm trong thời gian qua và tích cực phát huy những điểm mạnh đã làm được.Đại biểu Bùi Văn Phương
Bật mí lý do các mỹ nhân Việt rất chăm trùng tu vòng 1 6-05-2019, 20:50