Nếu không có Luật Nhà giáo sẽ có nhiều vấn đề bất cập

Không đồng tình với việc cho rút dự thảo Luật về công đoàn; đại biểu Ngô Thị Minh – đoàn Quảng Ninh lập luận: Chúng ta vẫn nói lấy dân làm gốc, chúng ta vẫn nói rằng vì lợi ích của người dân, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Tuy nhiên, những bức xúc trong thực tiễn khiến chúng ta thấy cần thiết phải đưa vào trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và cần phải quan tâm.Theo Đại biểu Ngô Thị Minh, không phải chỉ riêng trong lĩnh vực công đoàn mà kể cả trong lĩnh vực ngành Giáo dục, trong đó vấn đề tinh giản biên chế hiện nay, đội ngũ nhà giáo cũng đang rất trông đợi những vấn đề này.“Xuất phát từ thực tiễn vì dân chúng ta phải quan tâm, dù khó khăn của các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan Chính phủ như thế nào chúng ta cũng phải tìm cách tháo gỡ” - Đại biểu Ngô Thị Minh nhấn mạnh.Đề xuất cần thiết có Luật Nhà giáo, đồng thời bảo vệ quan điểm của mình về việc không đồng ý rút dự dự thảo Luật Công đoàn; Đại biểu Ngô Thị Minh viện dẫn thêm: Bây giờ trên 90% nhà giáo đang công tác trong các cơ sở công lập, nguyên nhân tại sao chúng ta không bảo vệ được quyền lợi của nhà giáo ở các cơ sở ngoài công lập. Tôi cho rằng đây là vấn đề cần tháo gỡ.Hay như việc tuyển giáo viên như viên chức hiện nay, ngoài các tiêu chuẩn như viên chức họ còn phải thích ứng với bộ quy tắc ứng xử của nhà giáo, phải có đầy đủ phẩm chất "nghề cao quý trong những nghề cao quý".Vì thế nếu không có Luật Nhà giáo thì sẽ có nhiều vấn đề bất cập, bức xúc diễn ra.Theo Đại biểu Ngô Thị Minh, mặc dù thấy Luật Nhà giáo là cần thiết nhưng cán bộ pháp chế của các bộ ngành không đáp ứng được, trình tự không đáp ứng được, nên rất khó để thực hiện.Minh Phong (ghi)