Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại họcQua 5 năm thi hành, Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển GDĐH Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng.Tuy nhiên, cũng qua 5 năm thi hành, Luật GDĐH năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH.Việc Xây dựng và ban hành Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học nhằm chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH của Đảng và Nhà nước; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập về điều chỉnh pháp luật đối với GDĐH trong thời gian qua để giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối với GDĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.Đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý về GDĐH tạo ra sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong toàn hệ thống để huy động mọi nguồn lực phát triển GDĐH, nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước; đổi mới quản lý nhà nước, đổi mới quản trị đại học, quản lý đào tạo tiệm cận các chuẩn quốc tế để phát triển GDĐH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH cạnh tranh bình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng GDĐH.Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình của Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học . Ảnh Kỳ Anh4 chính sách lớnDự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 31 điều; bổ sung 02 điều mới; bãi bỏ 01 điều và 01 khoản; bãi bỏ cụm từ tại 05 điều; thay thế cụm từ tại 01 điều; đồng thời rà soát chỉnh sửa tên một số điều về mặt kỹ thuật.Dự thảo Luật đã bao quát hầu hết các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật GDĐH năm 2012, các nội dung này đã được tích hợp trong 04 chính sách cần sửa đổi, bổ sung của Dự án Luật, theo hướng xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đúng theo Nghị quyết số 34/2017/QH14 nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc, bức xúc của GDĐH hiện nay.Cụ thể, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 32 và các nội dung liên quan tới tự chủ đại học ở một số điều khác nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ sở GDĐH phát huy tối đa nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế.Về đổi mới quản lý đào tạo, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng xây dựng một số khái niệm tương đồng với quốc tế và các chuẩn cho GDĐH như chuẩn chương trình, chuẩn giảng viên, chuẩn cơ sở GDĐH… làm công cụ quản lý nhà nước, tạo không gian thống nhất trong toàn hệ thống GDĐH Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo, thúc đẩy việc công nhận văn bằng, tín chỉ giữa các trường trong khu vực và trên thế giới..Dự thảo Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về hình thức đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian, chương trình, tổ chức và quản lý đào tạo, văn bằng chứng chỉ đối với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực chuyên môn đặc thù như các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các trường đào tạo các ngành năng khiếu như thể dục, thể thao, nghệ thuật...Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung để đổi mới công tác quản lý nhà nước trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học, bao gồm: Quy định các loại cơ sở đào tạo trong hệ thống GDĐH gồm: đại học, trường đại học (bao gồm trường đại học và học viện) với các tiêu chí đặc trưng. Quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH theo Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII). Quy định việc phân loại, xếp hạng các cơ sở GDĐH theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam…Quy định rõ các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp văn bằng, kiểm định chất lượng… để các trường tự chủ thực hiện, yêu cầu minh bạch thông tin, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong GDĐH.Về kiểm định chất lượng: các quy định được hoàn thiện để tổ chức kiểm định chất lượng phải là tổ chức độc lập với các cơ sở GDĐH; bổ sung quy định về tiêu chuẩn và quy trình đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, xác định rõ về năng lực để đảm bảo đồng đều kết quả đánh giá, kiểm định giữa các trung tâm kiểm định chất lượng.Về quản lý tài chính, tài sản: sửa đổi để chuyển quy định về học phí sang quy định về định giá dịch vụ đào tạo, phù hợp với Luật giá, Luật Phí và Lệ phí. Theo đó, các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện do các cơ quan nhà nước quy định khung giá. Các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, cơ sở GDĐH tự chủ quyết định mức giá dịch vụ, công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.Xem toàn văn tờ trình TẠI ĐÂYViệc xây dựng Dự án Luật đã đảm bảo tuân theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.Trong đó, việc gửi Dự thảo xin ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở GDĐH được đặc biệt coi trọng. Dự thảo đã nhận được 33 văn bản góp ý của các Bộ, ngành, địa phương và 56 bản góp ý của các cơ sở GDĐH. Ngoài việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân theo quy định; Ban soạn thảo còn tổ chức 05 Hội thảo để lấy ý kiến trực tiếp của các cơ sở GDĐH, doanh nghiệp sử dụng lao động và các bên liên quan.Hiếu Nguyễn
Học lỏm ngay tuyệt chiêu make-up của ‘nữ thần’ Irene – Red Velvet khiến hội chị em ‘rụng rời’ 19-09-2018, 18:55