Giá dịch vụ đào tạo: Mấu chốt vẫn là nâng cao chất lượng đào tạo

Tán thành với nội hàm của “giá dịch vụ đào tạo”Trao đổi về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thanh Phương – đoàn Cần Thơ khẳng định: Tôi đồng ý về nội hàm của giá dịch vụ đào tạo. Tức là thu đúng, thu đủ thì nhà trường mới có tiền để đầu tư, mới có thể đào tạo tốt được.“Về tên gọi vẫn có thể sử dụng khái niệm học phí, vì trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục vẫn dùng thuật ngữ này. Tuy nhiên, trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học tới đây nên có khái niệm, thế nào là học phí? Và học phí nó bao gồm những khoản thu gì trong đó?” –Đại biểu Nguyễn Thanh Phương nói.Theo Đại biểu Nguyễn Thanh Phương, thuật ngữ mình có thể điều chỉnh nhưng nội hàm thì rất đồng tình. Thông thường cái gì lạ thì sẽ khó được chấp nhận hơn. Vì thế nếu chúng ta dùng thuật ngữ cũ và có bổ sung thêm khái niệm hoặc định nghĩa thì có thể dễ dàng được chấp nhận hơn mà vẫn không làm mất đi nội hàm của nó.Còn theo Đại biểu Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Không nên đổi tên là giá dịch vụ đào tạo mà vẫn nên gọi là học phí. Các đại biểu cho rằng, dù gọi tên là học phí, nhưng bản chất là giá, vì phải tính toán đầy đủ các chi phí đào tạo. Vấn đề quan trọng là làm sao phải tính toán để cho các trường hoạt động, ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo và sinh viên khó khăn vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ.
Giá dịch vụ đào tạo: Mấu chốt vẫn là nâng cao chất lượng đào tạo
Đại biểu Nguyễn Thanh Phương: Tôi đồng ý về nội hàm của giá dịch vụ đào tạoKhông lo loạn giáLiên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), cho biết: Truớc đây vấn đề học phí đuợc quy định trong Luật phí và lệ phí. Cơ chế tính học phí trên khả năng đóng góp của nguời học và đầu tư của ngân sách để duy trì đuợc mức đầu tư cho giáo dục.“Hiện nay, vẫn có thể gọi là học phí nhưng cơ chế tính học phí được tính theo cơ chế tính giá dịch vụ đào tạo và đuợc quy định trong Luật giá. Tại sao phải thay đổi cơ chế tính giá dịch vụ đào tạo là bởi vì chủ truơng lớn của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện tự chủ đại học và bình đẳng công tư” - bà Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi.Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, do hạn chế về ngân sách nên cần phải đầu tư có mục đích, có trọng điểm. Ngân sách chủ yếu đầu tư cho các truờng chất luợng cao, đẳng cấp quốc tế và trở thành những truờng đầu tàu kéo theo cả hệ thống hoặc là ở những ngành trọng điểm, hoặc ở những ngành học mà thị truờng không giải quyết đuợc. Khi các truờng được tự chủ, truờng công cũng như truờng tư thì người học đóng đều theo cơ chế tính giá dịch vụ đuợc quy định trong Luật giá.Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết thêm: Về tên gọi, Điều 105 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục vẫn quy định là học phí. Toàn bộ phần nguời học phải chi trả cho việc học của mình vẫn là học phí.“Ngoài ra, Điều 65 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH là Giá dịch vụ đào tạo còn quy định các điều kiện khác nữa như: dịch vụ tuyển sinh, loại dịch vụ cho nhà nuớc đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng ngân sách và không sử dụng ngân sách phải khác nhau như thế nào. Tên Điều 65 không thể giống như tên Điều 105, bởi học phí chỉ là một phần của điều đó thôi” - Bà Nguyễn Thị Kim Phụng phân tích.“Ở đây tôi khẳng định, với phần mà người học phải đóng cho các nhà trường để nhận được việc học thì vẫn được gọi là học phí chứ không thay đổi thuật ngữ. Việc gọi là học phí cho thông dụng, dễ hiểu, trong nước hay ngoài nước ai cũng hiểu. Còn giá dịch vụ là muốn nói đến cơ chế tính trong điều kiện tự chủ chứ không phải là thay đổi thuật ngữ gọi” - Bà Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi thêm.Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, chúng ta phải lưu ý rằng, nếu hiện nay chỉ quy định là học phí và theo cơ chế tính như trước thì không thực hiện được tự chủ và không thực hiện được bình đẳng công tư. Khi chúng ta tách bạch trường công cũng như trường tư được tính học phí theo cơ chế tính giá dịch vụ thì sẽ đảm bảo bình đẳng công tư.Mặt khác phân biệt chất lượng đào tạo của trường tốt và không tốt để xác định rằng, có những trường thu học phí cao vì chất lượng dịch vụ cao, có những trường thu học phí thấp vì chất lượng dịch vụ của trường đó thấp. Vậy tại sao lại có 2 mức học phí khác nhau vì theo cơ chế tính giá dịch vụ, hàng tốt thì giá phải trả cao và ngược lại.Trả lời câu hỏi về cơ chế quản lý và lo ngại tình trạng loạn giá, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng, ngay trong Điều 65 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học đã quy định, dịch vụ do nhà nước đặt hàng sẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá và khung giá.Các trường công sử dụng tài sản nhà nước cho việc đào tạo của mình cũng được xác định theo cơ chế tính giá dịch vụ nhưng Nhà nước vẫn phải quy định về khung giá vì nó liên quan đến quyền lợi của người học, đến việc sử dụng tài sản nhà nước và liên quan đến chất lượng đào tạo.Còn đối với trường tư thì giá dịch vụ hay học phí hoàn toàn là do trường tư quyết định. Nhà nước không can thiệp vì ở đó có sự can thiệp của thị trường. Các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc xem mức mà họ đưa ra có tương xứng với dịch vụ đào tạo của họ hay không và thị trường có chấp nhận hay không.Căn cứ vào đó thì nhà đầu tư không thể đưa ra mức giá trên giời cũng không thể đưa ra mức giá quá thấp để “vơ bèo vạt tép” vì nếu như vậy thì họ sẽ không đủ nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và người học cũng sẽ không mặn mà với nhà trường vì chất lượng đào tạo thấp.Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, hiện nay, tất cả đều gọi là học phí, chỉ có cơ chế tính là khác. Truớc đây, nguời ta gọi là phí thì cứ xác định mức nộp tuơng đuơng với khả năng nộp của nguời học mà không tính tới chi phí cho dịch vụ đó như thế nào?Minh Phong