Ảnh minh họaGD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của Đại biểu Quốc hội. Nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật này của Chính phủ, đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề cụ thể như: Chính sách cử tuyển, ngân sách cho GD, phân công công việc cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp... trong đó nhấn mạnh: Quyền lợi đi kèm với trách nhiệm.Có trách nhiệm nhưng cũng phải có cơ chếTán thành với giải trình của Chính phủ và Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, không thể có một điều riêng khái quát được triết lý giáo dục Việt Nam. Triết lý giáo dục phải thể hiện qua quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp và các quy định khác trong luật này. Qua đó, thể hiện được triết lý giáo dục của chúng ta.Phân luồng tốt để người dân hiểu, con em mình có thể học nghề, sau đó có công ăn việc làm, có thu nhập và vẫn được xã hội tôn vinh. Từ xưa đến nay vẫn còn tâm lý khoa bảng, việc đó tốt nhưng không nên kéo dài mãi tình trạng nàyPhó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnhVề vấn đề định hướng, hướng nghiệp phân luồng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu ý kiến: Đây là vấn đề rất lớn và chúng ta đang gặp khó khăn nên con em chúng ta đổ xô vào học cử nhân, đại học. Nếu luật này không phân luồng thật rõ thì chúng ta không giải quyết được vấn đề thực tế hiện nay. Ở các nước tùy vào trình độ, khả năng người ta phân loại, học xong THCS rồi lên THPT. THPT có loại: Một là đi học nghề, hai là đi học đại học với tỷ lệ rất ít.Đồng ý với việc cần có chính sách cử tuyển Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý: Cần phải kèm theo những điều kiện cụ thể vào trong luật. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, bấy lâu nay, chúng ta thực hiện chính sách cử tuyển rồi, nhưng tại sao không thực hiện theo đúng mục đích đề ra ban đầu? Đó là vì chúng ta chưa có tiêu chuẩn, điều kiện, chưa quy định trách nhiệm của từng cấp, từng ngành ở đây như thế nào. “Lần này tôi đồng ý vẫn có cử tuyển nhưng khoanh lại đối với vùng cao, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có trách nhiệm sau khi học xong phải về làm tại đó” - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.Về đầu tư cho GD và trách nhiệm của Nhà nước; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng tán thành với đề xuất là: - Phải bám sát Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp nói rất rõ về phát triển GD là quốc sách hàng đầu, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho GD. Trách nhiệm là của Nhà nước nhưng Nhà nước phải có cơ chế, chính sách để huy động, tạo điều kiện cho các thành phần, các tổ chức khác tham gia, gia đình, xã hội tham gia vào đầu tư cho GD. Luật lần này phải thể hiện được tinh thần đó. Cho nên, quan điểm xã hội hóa GD cũng phải gắn kết vào quy định này để thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và gia đình trong đầu tư GD.Quy định rõ trách nhiệm của trường sư phạmCần có định hướng để đảm bảo không thừa, thiếu giáo viên cục bộLiên quan đến chính sách nâng chuẩn giáo viên mầm non lên cao đẳng, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, đã nói đến sư phạm mà chất lượng nhà giáo không bảo đảm, không tốt thì không thể có sản phẩm tốt. Vì thế, cần nâng chất lượng nhà giáo lên, đồng thời kèm theo chính sách phù hợp. “Không thể nói, giáo viên mầm non không cần có trình độ cao đẳng. Rất cần, nhưng phải tính đến lộ trình để chuyển đổi. Trong luật nên có lộ trình để sau bao nhiêu năm thì tất cả các giáo viên mầm non phải đạt chuẩn trình độ cao đẳng” - Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho ý kiến.Đồng tình với quan điểm phải có lộ trình nâng chuẩn giáo viên mầm non lên trình độ cao đẳng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Cần quy định câu từ rõ ràng, để sau này tránh hiểu lầm, nhất là bậc mầm non. Vì trong trường mầm non có người làm nhiệm vụ giáo viên, có người chỉ làm cô nuôi, nên không nhất thiết phải quy định tất cả đều phải cao đẳng.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi thêm: Học phí khác với giá dịch vụ GD. Giá dịch vụ GD là giá dịch vụ công quy định theo hướng Nghị định 16 trước đây, gồm các lộ trình tính từng bước, từ chi phí lương đến chi phí quản lý nhưng học phí không phải chi phí này. Chi phí gồm nhiều nguồn, trong đó học phí rất nhỏ.Trao đổi về một số nội dung liên quan đến người học, trong đó có quy định về học phí, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Đối với các trường tư thục, cần phải rõ ràng hỗ trợ chứ không phải chi trả toàn bộ học phí. Mức hỗ trợ này tối đa bằng mức trường công nhưng phải kèm theo điều kiện là: Ở đó không có trường công để bảo đảm đủ điều kiện đi học thì mới được hỗ trợ, chứ không phải hỗ trợ ào ạt.Liên quan đến đề xuất phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ý kiến: Chúng ta cố gắng theo phương án của Chính phủ. Đó là: Cần phải có quy định về chế độ tuyển dụng viên chức mang tính đặc thù (so với Luật Viên chức) đối với giáo viên các cơ sở giáo dục công lập.Bởi hiện nay, không có cơ chế tuyển dụng đặc thù (phân công công tác) cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp cho nên khó thu hút được sinh viên giỏi học ngành sư phạm; cơ quan chức năng khi xác định chỉ tiêu biên chế, giao biên chế, giảm biên chế và quy trình tuyển dụng vẫn chưa tính đến đặc thù của ngành Giáo dục; tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi mà Bộ GD&ĐT không có chức năng thẩm quyền giải quyết.Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tới đây cần quy định rất rõ trách nhiệm của các trường sư phạm, chúng ta phải quản thật chặt đầu vào và có định hướng đặt hàng với một số lượng để cơ bản đáp ứng được nhu cầu về biên chế giáo viên trường công và nhu cầu giáo viên trường tư thục. Từ đó, chúng ta có số lượng đào tạo phù hợp. Luật sẽ quy định định hướng để sau này sẽ điều hành để đảm bảo không thừa, thiếu giáo viên cục bộ.
Làn da cơ thể không giống da mặt, nàng hãy lưu ý các cách chăm sóc chuyên sâu sau! 30-12-2020, 16:07