Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân NhạGD&TĐ - Chiều nay (21/2), Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trình bày Báo cáo Kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đăng toàn văn dự thảo Luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT; mở chuyên mục góp ý về dự thảo Luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT, Báo Giáo dục và Thời đại.Chính phủ chỉ đạo Bộ GDĐT gửi dự thảo Luật đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam; Hiệp Hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến tổ chức thành viên các cấp; gửi dự thảo Luật đến các sở GDĐT; Công đoàn giáo dục các tỉnh, thành phố; công đoàn các đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm để tổ chức góp ý.Chương trình Khoa học giáo dục của Bộ GDĐT đã yêu cầu 33 tổ chức chủ trì đề tài/đề án (là các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu) tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên sâu góp ý về dự thảo Luật.Cũng theo Báo cáo, Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về toàn bộ dự thảo Luật, nhưng có định hướng tập trung vào 11 nhóm vấn đề trọng tâm: Về quy định triết lý giáo dục; hướng nghiệp, phân luồng; chính sách cử tuyển; Về đầu tư cho giáo dục, trách nhiệm của nhà nước; Về nhà giáo; Về người học; Về chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; Về liên thông trong giáo dục; Về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học; Về vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục; Về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục ; Về kỹ thuật lập pháp.Trên cơ sở đó, Chính phủ đã tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học và cá nhân ở Trung ương và địa phương. Trong đó tập trung vào một số cơ quan, tổ chức có tính đại diện rộng rãi và liên quan đến giáo dục (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Hội cựu giáo chức Việt Nam; Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực...).Đối tượng được tập trung lấy ý kiến còn bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, các chuyên gia, luật sư, luật gia, các cơ quan, tổ chức đang sử dụng nguồn nhân lực là sản phẩm của ngành Giáo dục.Theo Báo cáo Kết quả lấy ý kiến Nhân dân cho thấy, sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân đối với dự thảo Luật, với trên 1 triệu lượt ý kiến góp ý.Đa số ý kiến cho rằng dự thảo Luật được xây dựng công phu, về cơ bản đã thể chế hóa được các quan điểm, đường lối của Đảng (đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW) và cụ thể hóa được các quy định của Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Luật cũng đã kế thừa các quy định còn phù hợp và khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, vẫn còn một số quy định trong dự thảo Luật có nội dung chưa rõ ràng, chưa hợp lý hoặc chưa giải quyết được triệt để các hạn chế, bất cập hiện nay của pháp luật giáo dục hiện hành.Tiếp thu ý kiến Nhân dân, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GDĐT tổng hợp, nghiên cứu, phối hợp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan và các chuyên gia để có những tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật.Xem chi tiết Báo cáo tại đây Minh Phong
5 cách bạn có thể áp dụng với các sản phẩm làm đẹp để bảo vệ môi trường 29-05-2020, 23:05