Giờ lên lớp của học sinh lớp 12 Trường THPT Vũ Văn Hiếu (Quảng Ninh) Ảnh: N.DưGD&TĐ - Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia 2019 được Bộ GD&ĐT công bố với những điểm mới được các thầy cô giáo, học sinh và nhiều nhà quản lý đánh giá cao. Nhận định chung của nhiều người là các nội dung đã tính đúng, tính đủ các yếu tố cần từ việc kỳ thi đánh giá năng lực người học để tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ cho đến những yêu cầu kỹ thuật bảo đảm việc thi cử diễn ra công bằng, nghiêm túc, đúng quy chế.Khắc phục những bất cậpTheo NGND Lưu Xuân Giới (Đông Triều, Quảng Ninh): Việc quy định thí sinh tự do, giáo dục thường xuyên thi chung với thí sinh hệ THPT là bảo đảm tính công bằng, nghiêm túc của kỳ thi. Lâu nay, xã hội vẫn có những định kiến về thí sinh theo học từ xa nên việc tổ chức thi riêng cho những em này khiến việc hoài nghi lại có thêm, thật oan cho những học sinh nghiêm túc trong học tập có kết quả tốt. Nay quy định này sẽ không chỉ xóa bỏ những đánh giá thiếu khách quan về loại hình học tập này mà còn tạo sự công bằng trong xét tuyển chung.NGND Lưu Xuân Giới cũng đặc biệt đánh giá cao quy chế quy định các trường đại học nếu xét tuyển bằng học bạ thì bắt buộc theo điểm sàn; cũng như việc quy định thí sinh đã trúng tuyển nhập học thì không được tham gia đăng ký xét tuyển ở các trường khác là tránh việc thí sinh ảo, khiến các trường vất vả trong tuyển sinh.Theo ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định: Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia 2019 với những nội dung được đưa ra đã tạo tâm lý bình đẳng, không có sự phân biệt đối với thí sinh tự do, hay thí sinh đang học ở các trường THPT. Đặc biệt là các nội dung kỹ thuật liên quan đến kỳ thi đều đảm bảo tính khách quan và chính xác, trong đó đề cao trách nhiệm của các cá nhân. Đây là tiền đề cho đổi mới hướng đến công bằng và chất lượng trong đánh giá năng lực học sinh.Học sinh cuối cấp tập trung ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia Ảnh: Bắc ViệtĐón nhận với trách nhiệm caoĐồng tình với các nội dung dự thảo quy chế thi THPT được đưa ra, TS Trương Thị Thúy Vân – Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, cho rằng: Cần đề cao tính trách nhiệm của cán bộ các trường đại học và Sở GD&ĐT tham gia các khâu của quá trình coi, chấm thi. Bà phân tích cho dù công nghệ giúp giám sát việc tổ chức thi và chấm thi, nhưng yếu tố con người lại hết sức quan trọng.Thế nên, chỉ cần lỏng ở một khâu là sẽ nảy sinh sai phạm dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng chung của kỳ thi. Chính vì vậy, cần đề cao vai trò giám sát của từng khâu, từng cá nhân, đặc biệt trong đó là năng lực, phẩm chất của các cán bộ, giáo viên được giao trọng trách tổ chức, thực hiện ở bất kỳ công đoạn nào của kỳ thi.Nhiều quan điểm được các thầy cô giáo đưa ra là Dự thảo quy chế thi THPT quốc gia không chỉ đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan của kỳ thi mà còn tăng cường tính tự chủ trong công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. Quy chế cũng cho thấy trách nhiệm cao của các cá nhân từ việc bảo mật, bảo đảm an ninh, ra đề, sao in, coi thi và chấm thi. Việc đề cao trách nhiệm của cá nhân trong kỳ thi là vô cùng quan trọng và cần thiết.Dự thảo quy chế thi THPT quốc gia 2019, về cơ bản vẫn giữ tính ổn định như những năm trước, chỉ có những thay đổi nhằm khắc phục những bất cập của kỳ thi này. Những thay đổi trong dự thảo được dư luận đánh giá cao, đó là: Thí sinh hệ tự do, giáo dục thường xuyên sẽ được thi chung với thí sinh hệ THPT; Sau khi có công bố kết quả phúc khảo bài thi có sự thay đổi về kết quả thì hội đồng thi sẽ có thông báo mới về điểm thi, thu lại kết quả ban đầu của thí sinh, nhằm bảo đảm thí sinh có một kết quả thống nhất sau khi phúc khảo; Học sinh hệ THPT, GDTX nếu có bằng trung cấp nghề, chứng chỉ nghề sẽ được cộng điểm ưu tiên (cộng 2 điểm nếu loại xuất sắc, 1,5 điểm nếu loại khá, trung bình khá, 1 điểm với loại trung bình); Nếu xét tuyển bằng học bạ, điểm sàn sẽ được quy định ngay trong quy chế; Thí sinh đã nhập học thì không được tham gia đăng ký xét tuyển ở các trường, đợt khác.Hà An
15+ kiểu tóc nam mặt dài đẹp, cực cuốn hút 11-09-2023, 01:36