GS.TS Phùng Hữu Phú phát biểu kết luận buổi làm việcGD&TĐ - Sáng 7/3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo (BCĐ) tổng kết Cương lĩnh của Hội đồng lý luận T.Ư đã khảo sát, làm việc với Bộ GD&ĐT nhằm tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn trong 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là 10 năm gần đây thực hiện Cương lĩnh.Buổi làm việc với chủ đề “Nhận thức lý luận, quan điểm và thực tiễn triển khai thực hiện Cương lĩnh, 10 năm thực hiện Chiến lược, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT – những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề xuất các vấn đề thuộc lĩnh vực GD&ĐT".GS.TS Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận T.Ư, Phó trưởng Ban thường trực BCĐ và GS.TS Phùng Xuân Nhạ - Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng chủ trì buổi làm việc; Tham dự buổi làm việc có các đồng chí là thành viên, Thư ký khoa học, Tổ giúp việc của BCĐ Tổng kết cương lĩnh; TS. Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam. Về phía Bộ GD&ĐT có đồng chí Nguyễn Văn Phúc – Thứ trưởng cùng đại diện các Cục, Vụ, Viện chức năng của Bộ.Tại đây Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã trình bày báo cáo tổng kết việc thực hiện Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong lĩnh vực GD&ĐT.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việcPhát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: Cương lĩnh của Đảng trong 30 năm, bổ sung, phát triển năm 2011 có nội dung quan trọng đề cập đến GD&ĐT từ nhận thức đến quan điểm chỉ đạo, hành động; Tâm điểm trong 10 năm qua của sự nghiệp GD&ĐT là thực hiện Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Về nhận thức, ở tầm vĩ mô đã đưa giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người là phương tiện, mục đích phát triển.Tuy nhiên trên thực tế giáo dục có được như vậy không là những câu hỏi đang được đặt ra. Là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT, Bộ trưởng đề nghị các Cục, Vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT tham luận tại buổi làm việc phải chỉ ra được hiện giáo dục đang vướng mắc những mặt công tác nào và đưa ra đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ cùng góp ý vào xây dựng văn kiện Đại hội thứ XIII của Đảng.Bộ trưởng yêu cầu các Cục, Vụ chức năng tập trung nêu rõ các vấn đề cụ thể: Về thực hiện Nghị quyết số 29, những giải pháp chiến lược nào đã thực hiện và chưa được thực hiện để cùng với sơ kết của Bộ Chính trị, Ban bí thư về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết để Hội đồng lý luận T.Ư làm cơ sở xây dựng văn kiện Đại hội.Các thành viên BCĐ phát biểu tham luậnVề thể chế, phải tìm ra tâm điểm nút thắt ở đâu để đưa ra giải pháp khắc phục trong 5 năm tới cho giáo dục phát triển. Vấn đề xã hội hóa trong giáo dục 5 - 10 năm tới thực hiện theo hướng nào; Về CSVC, đội ngũ nhà giáo và chính sách đãi ngộ, cơ chế thu hút đầu tư tư nhân vào giáo dục cũng như sự đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan để tạo cơ chế, chính sách khơi thông nguồn lực đầu tư cho giáo dục phát triển...Đó là chúng ta đang phải cải biến hệ thống tư duy, mô hình GD&ĐT truyền thống còn rất nặng nề do ảnh hưởng của tư duy bao cấp trong thời gian dài; Hệ thống giáo dục được định hình theo hướng đó hàng mấy chục năm nay phải được cải biến, thích ứng với bối cảnh đang thay đổi nhanh chóng hiện nay. Khó khăn tiếp theo là trong quản lý vẫn còn cách làm khoán trắng và tư duy mì ăn liền. Trong hoàn cảnh đó, Bộ GD&ĐT đã có nhiều cố gắngGiáo sư Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.Trong phát biểu kết luận, GS.TS Phùng Hữu Phú bày tỏ chia sẻ những khó khăn, thách thức hiện nay của ngành Giáo dục đang gặp phải; đánh giá cao những thành tựu, kết quả ngành giáo dục đạt được trong những năm qua. Đồng thời nhấn mạnh Giáo dục là lĩnh vực ảnh hưởng đến mọi nhà nhưng còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức;Tại buổi làm việc, đánh giá cao nhiều thành tựu và những ý tưởng, định hướng phát triển mới của ngành được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập. Tuy nhiên Giáo sư Phùng Hữu Phú cũng như các thành viên trong BCĐ đã chỉ ra hạn chế: Những việc ngành làm tốt chưa được tuyên truyền quảng bá để xã hội hiểu. “Ngành phải chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, chủ động tạo dư luận, định hướng dư luận” - Giáo sư Phùng Hữu Phú lưu ý.Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trình bày báo cáo tại buổi làm việcĐồng thời thông tin: Trong quá trình xây dựng văn kiện lần này, BCĐ mong muốn phải đổi mới cách làm, không coi việc xây dựng văn kiện là của một nhóm người, của tổ biên tập. Do vậy, Giáo sư lưu ý các thành viên BCĐ tổng kết cương lĩnh tiếp thu các ý kiến tham luận tại buổi làm việc để xây dựng văn kiện là trí tuệ của tập thể, của toàn xã hội. Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thành tựu và tham mưu định hướng cũng như đề xuất giải pháp phát triển giáo dục cho Hội đồng, BCĐ.Trong văn kiện có nhiều vấn đề, lĩnh vực quan trọng nhưng lần này BCĐ soạn thảo văn kiện muốn đặt GD&ĐT phải có điểm nhấn, đột phá và khả thi. Giáo sư đồng tình với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về quan điểm con người khởi xướng và GD&ĐT là nền tảng của cuộc cách mạng KHCN công nghiệp 4.0. Bác Hồ đã nói: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu” do vậy phải đặt GD&ĐT xứng tầm với vị thế, không cần là quốc sách mà giáo dục phải là nền tảng của phát triển.Cuối cùng Giáo sư Phùng Hữu Phú nhấn mạnh BCĐ tổng kết Cương lĩnh của Hội đồng lý luận T.Ư sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ GD&ĐT để tổ chức nhiều buổi làm việc, tọa đàm về tổng kết cương lĩnh trong GD&ĐT để tổng kết, xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng.Bá Hải
Minh Hằng đăng ảnh sống ảo nhưng ai cũng chỉ để ý đến chi tiết này 19-05-2019, 11:00