Ảnh minh họa/internetGD&TĐ - Sở GD&ĐT An Giang hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường.Trong đó yêu cầu nhà trường tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình và xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp phòng ngừa các nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.Thành lập nhóm khảo sát do lãnh đạo nhà trường làm trưởng nhóm, thực hiện khảo sát đối tượng là học sinh đang học tập tại trường vào đầu mỗi học kỳ (từ học kỳ II năm học 2018-2019 trở đi)Nội dung khảo sát, đánh giá, nắm thông tin, chia nhóm học sinh theo: Kết quả học tập; hạnh kiểm; có nguy cơ bị bạo lực hoặc nguy cơ gây ra bạo lực (do có đặc điểm đặc biệt, bị kỳ thị...); hoàn cảnh gia đình (mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ đi làm ăn xa, cha mẹ đang trong thời gian thi hành án hoặc cải tạo không giam giữ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế,....); thường xuyên sử dụng mạng xã hội, sử dụng điện thoại thông minh; các yêu tố khó khăn khác đối với học sinh...Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát của toàn trường, hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường theo học kỳ hoặc năm học.Sở GD&ĐT đồng thời yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch.Ngoài ra, các trường học đều phải có số điện thoại liên lạc với cơ sở y tế địa phương, công an địa phương gần nhất và được công khai trong đơn vị. Củng cố đội tự vệ cơ quan theo Luật Dân quân tự vệ.Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị; kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực học đường. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép vào báo cáo sơ kết, tổng kết năm học hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.Lập Phương
Tương lai ngành ngân hàng: fintech hay techfin? 18-09-2018, 10:30