GD&TĐ - Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã và đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Trên thực tế, đã từ lâu, nghề dạy học nói riêng và Nhà giáo nói chung luôn được xã hội coi trọng. Theo đó, vấn đề lương của nhà giáo cũng được lưu tâm đặc biệt. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) lần này lại chưa có được quy định đúng tầm và cụ thể. Vì thế, cần thiết phải có sự nhìn nhận lại để có được những quy định hợp lý và xác thực hơn.Nghề đặc thùĐã từ lâu, nghề giáo và công việc làm thầy là nghề có tầm quan trọng đặc biệt, luôn được xã hội coi trọng, tôn trọng và vinh danh. Đó còn là nghề được gọi là “trồng người”, tạo ra sự phát triển đối với đất nước. Không có các nhà giáo, nền dân trí của đất nước sẽ không thể nâng cao, nguồn nhân lực cho xã hội sẽ không được bảo đảm, nhân tài sẽ không được bồi dưỡng để phát huy. Bởi đây là nghề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trọng điểm, những con người có năng lực và phẩm chất cho toàn xã hội.Đối với tất cả các quốc gia, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Đối với nước ta cũng vậy, đã từ lâu giáo dục cũng đã được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, được ghi nhận và khẳng định trong Hiến pháp. Để thực hiện sứ mạng giáo dục, đội ngũ các nhà giáo luôn là người tiên phong, họ cũng có thể được coi là những chiến sỹ trong mặt trận đó.Làm giáo viên là một nghề được gắn với công việc đặc thù. Đó là nghề đòi hỏi toàn diện ở đạo đức, nhân cách mà đặc biệt là trí tuệ. Không có đạo đức, không có trí tuệ sẽ không có nghề giáo viên Trí tuệ của người làm thầy ở đây là khả năng sử dụng trình độ đặc biệt nhằm khơi gợi, chỉ dẫn, định hướng và dẫn dắt các nguồn trí tuệ khác là người học, học sinh, học trò.Chính vì thế, trong các công việc, nghề sư phạm hay dạy học luôn có sự đòi hỏi rất cao. Trên thực tế, nghề dạy học hay nghề làm thầy đã được coi là một nghề nặng nhọc trong các nghề có sử dụng trí tuệ. Không những thế, nghề làm thầy còn cần phải có một sự kiên trì, nhẫn nại với những sự quan tâm đặc biệt tới các học sinh. Vì vậy, đây cũng được coi là một nghề vất vả. Do đó, nghề thầy giáo luôn cần có được sự quan tâm với chế độ đãi ngộ đặc biệt.Đảm bảo tâm thế để dạy họcMặt khác, tính đặc thù của nghề giáo còn được thể hiện ở chỗ, khi thực hiện công việc này sẽ luôn đòi hỏi người làm nghề phải có một tâm thế vững vàng, một sự tập trung và ổn định về ý thức, tư tưởng để đảm bảo cho việc truyền dạy tới các học trò.Nếu không các thầy cô giáo sẽ không thể giảng dạy tốt cho học trò bởi hiệu ứng được lan truyền làm mất đi sự cân bằng về tư tưởng, tâm thế, khi đó sự chuẩn mực và chuẩn xác trong các bài học sẽ không được bảo đảm nên hiệu quả giảng dạy và học tập sẽ bị giảm sút, mà hậu quả trực tiếp nhất ở đây là học trò sẽ phải gánh chịu. Do đó, để bảo đảm được tốt công việc, các thầy cô giáo sẽ không phải vướng bận vào các nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” khi thực hiện công việc của mình. Vì thế, sẽ luôn cần một chế độ đãi ngộ lớn với một mức lương thỏa đáng để các thầy cô yên tâm khi thực hiện công việc “trồng người” của mình.Với tất cả những lý do đó nên lương của các nhà giáo phải được xếp cao nhất trong các loại hình lao động phục vụ cho sự nghiệp của Nhà nước. Sự ưu đãi hợp lý này cần phải được thực hiện do những hiệu quả đặc biệt được tạo ra bởi công việc này, đó cũng còn là sự thể hiện sự coi trọng và tôn vinh, mặt khác đây còn là công việc nặng nhọc, vất vả cùng với sự cần chuyên tâm do tính đặc thù của công việc.Xếp lương ở vị trí xứng tầmTuy nhiên, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mới đây chỉ quy định: “Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ” mà chưa có sự cụ thể, hợp lý cho công việc đặc thufù của nghề này. Trong khi đó trên thực tế, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 vào năm 1996 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII đã có Nghị quyết chỉ đạo rõ: “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định”.Cùng với đó, khi thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, vào ngày 4/11/2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã tiến hành Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khi đó đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó một lần nữa đã có sự chỉ đạo rõ: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.Như thế, nhằm bảo đảo cho một nghề với một công việc đặc thù, vất vả và nặng nhọc để tạo ra sự phát triển đối với toàn xã hội, với hiệu quả lao động đặc biệt đóng góp vào sự phồn thịnh và tươi đẹp của quốc gia, đất nước, dân tộc; thực hiện các Nghị quyết của Đảng thì Luật Giáo dục cần quy định rõ rằng, lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.Có như thế mới đảm bảo cho sự xứng đáng và công bằng đối với những người có nghề và đang thực hiện công việc với hiệu quả đặc biệt này. Khi đó, chỉ có như vậy các thầy cô giáo mới có thêm sự vững tin với nghề và công việc, đồng thời sẽ thu hút được những người tài giỏi, có đức độ vào ngành Giáo dục để theo nghề này.Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mới đây chỉ quy định: “Nhà giáo được ưu tiên sắp xếp thang, bậc lương và phụ cấp phù hợp với lao động của nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ” mà chưa có sự cụ thể, hợp lý cho công việc đặc thù của nghề này.Trần Trí Dũng
Phản ứng của Đặng Thu Thảo khi được Kỳ Duyên khen xinh 11-11-2018, 15:10