Khách tham quan Bảo tàng Đà Nẵng trải nghiệm ứng dụng hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di độngGD&TĐ - Đối với các trường ĐH, nhất là các trường đại học kỹ thuật, công nghệ, ngoài nghiên cứu cơ bản, việc nghiên cứu khoa học chỉ thực sự có ý nghĩa khi được chuyển giao và ứng dụng trong thực tế sản xuất. Để cung và cầu gặp nhau trong chuyển giao công nghệ, cần có mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường với địa phương và doanh nghiệp.Kết nối sản phẩm nghiên cứu với địa chỉ ứng dụngBảo tàng Đà Nẵng vừa đưa vào hoạt động hệ thống thuyết minh tự động qua mã quét QR Code với 3 ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp. Để sử dụng dịch vụ này, chỉ cần một chiếc điện thoại di động thông minh có kết nối wifi để tải ứng dụng trên App Store, Google Play hoặcWindows Phone và quét mã QR, khách du lịch có thể nghe thuyết minh của 18 chuyên đề, 600 hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng bằng ngôn ngữ lựa chọn.Hệ thống thuyết minh đa ngữ qua thiết bị di động tại Bảo tàng Đà Nẵng là công trình nghiên cứu của Đà Nẵng do PGS.TS Võ Trung Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm - Kỹ thuật phụ trách ĐH Đà Nẵng chuyển giao cho bảo tàng. Dự kiến, sản phẩm sẽ phát triển thêm các thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn, Nga với sự tham gia của các chuyên gia từ Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng.ĐH Đà Nẵng nên tham gia trong việc đề xuất với các sở ban ngành, thường vụ về các chính sách, hướng phát triển của thành phố; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cần có tiếng nói trong những vấn đề nóng, nổi cộm của thành phố nhiều hơn nữa.Ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà NẵngĐánh giá về hiệu quả của ứng dụng, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện – Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết: “Với hệ thống thuyết minh tự động sẽ tạo cho du khách có những trải nghiệm cá nhân, không còn cảnh khách chưa kịp ngắm nhìn, chiêm ngưỡng hiện vật đã phải chạy theo thuyết minh viên đến gian trưng bày khác mà có thể dừng chân ở bất kỳ điểm trưng bày nào trong bao lâu tùy ý”.Lợi ích rõ rệt nhất của công trình nghiên cứu là khắc phục tình trạng hướng dẫn viên “ngoài luồng” thuyết minh không chính xác dẫn đến cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, khắc phục tình trạng quá tải hướng dẫn viên đối với một số ngôn ngữ như tiếng Hàn, Nhật, Thái. Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 vào quảng bá và khai thác du lịch đã được nhóm nghiên cứu đưa vào ứng dụng triệt để trong sản phẩm Hệ thống thuyết minh tự động này. Dù không đến Bảo tàng Đà Nẵng, du khách vẫn có thể nghe giới thiệu thuyết minh qua trang web của bảo tàng, thúc đẩy việc mở rộng kênh quảng bá du lịch trực tuyến.Với thế mạnh về công nghệ thông tin, hiện nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng) đang thực hiện đề tài cấp Nhà nước về phát triển một số dịch vụ hỗ trợ và quản lý du khách nhằm phát triển du lịch bền vững theo định hướng thành phố thông minh và chính phủ điện tử, bao gồm những giải pháp dịch vụ hỗ trợ hiệu quả cho du khách, cho tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và cả cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch để quản lý cả du khách lẫn các tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch.Dự kiến, đến tháng 6/2019, nhóm nghiên cứu của TS Trần Hoàng Vũ đưa vào thí điểm ứng dụng thẻ du lịch thông minh tại 5 điểm tham quan bán vé ở Đà Nẵng. “Nếu chúng ta triển khai một thẻ du lịch thông minh, chỉ cần khách du lịch quẹt thẻ tại các điểm du lịch vừa quản lý được du khách vừa minh bạch tài chính” – TS Trần Hoàng Vũ, Phó Trưởng khoa Điện - cho biết.Ảnh minh họaThúc đẩy phát triển kinh tế vùng và địa phươngCông trình nghiên cứu về ứng dụng hệ thống giao thông thông minh trong hoạt động giao thông ở một số đô thị lớn ở miền Trung do PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm – Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng đề xuất các mô hình ứng dụng ITS (dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin) trong quản lý, khai thác hệ thống giao thông đô thị và phần mềm tích hợp các giải pháp ứng dụng.Đề tài cũng đề xuất cấp độ cũng như lộ trình để các đô thị của Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi có thể xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Với đề tài này, lần đầu tiên ở miền Trung xây dựng được một bộ cơ sở dữ liệu về điều kiện đường, điều kiện giao thông, điều kiện tổ chức điều khiển và an toàn giao thông phục vụ các bài toán ứng dụng ITS.Chủ trương kết nối sản phẩm nghiên cứu với địa chỉ ứng dụng góp phần phát triển kinh tế vùng và các địa phương của ĐH Đà Nẵng đã góp phần tăng tính ứng dụng trong NCKH. Theo TS Nguyễn Hải Thập - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), “giảng viên ĐH phải có 3 nhiệm vụ: Giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ cho cộng động”.Trong khi đó, các đề tài thực tế chỉ có thể xuất hiện khi nhà nghiên cứu – giảng viên ĐH tiếp xúc nhiều với các doanh nghiệp trong chuyên ngành của mình, nghe ngóng, trao đổi tin tức, đọc tài liệu, tham gia các hội thảo chuyên ngành… tức là phải rất năng động trong lĩnh vực của mình, từ đó tìm ra các vấn đề bức xúc, những vấn đề chưa được giải quyết triệt để về mặt khoa học và kỹ thuật để lựa chọn đề tài và hướng nghiên cứu.Nếu không có cơ sở thực tiễn thì các đề tài rõ ràng không mang tính ứng dụng cao. Nếu giảng viên không trưởng thành từ khu vực sản xuất, ít tiếp xúc với thực tế, chỉ giỏi lý thuyết, các đề tài đưa ra thường tản mạn, không tập trung để quyết những vấn đề nhất định và nếu có nói đến địa chỉ áp dụng thì phần lớn cũng chỉ làhình thức.Ánh Ngọc
Dự báo thời tiết ngày mai 28/10: Áp thấp nhiệt đới yếu dần 27-10-2021, 12:30